Luận Văn Hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư ( ITD)

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 21/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Hoà cùng với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá về hợp tác kinh tế đang nổi trội, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, với tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nền kinh tế hoà nhập vào khu vực Đông Nam á, hay nói rộng hơn là khu vực vành đai Châu á - Thái Bình Dương. Với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật thì con đường nhanh nhất để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là cần nhanh chóng tiếp cận những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Để làm được điều này thì nhập khẩu đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Nhập khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các tiến bộ khoa kọc kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Nhập khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất phát triển Trước bối cảnh đó đã đặt cho ngành thương mại nói chung và công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư trực thuộc Viện Máy và Dụng Cụ Công Nghiệp của Bộ Công Nghiệp những cơ hội và thử thách lớn lao. Đó là làm thế nào để có được những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí ít nhất, đạt hiệu quả cao.
    Công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư là công ty chuyên nhập khẩu máy móc và thiết bị công nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Để đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của khách hàng thì công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư phải có nhiệm vụ nhập khẩu những máy móc và thiết bị hiện đại của các nước phát triển thông qua các hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài. Muốn làm được điều này công ty luôn cố gắng khẳng định mình với chính nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh khắc nghiệt của hàng loạt các công ty khác để có được lợi nhuận cao và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Công ty luôn luôn quan tâm đến chất lượng làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty và luôn tìm cách hoàn thiện mình để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.
    Trong thời gian thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư, trên cơ sở những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã được truyền đạt tại nhà trường và một số kinh nghiệm thực tế thu được, với mục đích tìm hiểu thêm quy trình nhập khẩu của công ty, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư ( ITD)”. Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của quy trình nhập khẩu và thực trạng quy trình nhập khẩu của công ty, qua đó rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong quy trình nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình nhập khẩu của công ty .
    Trên cơ sở mục đích của đề tài, chuyên đề gồm những phần chính sau:
     Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quy trình nhập khẩu.
     Chương II: Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư.
     Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư.
    Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ: Mai Thế Cường- Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi, các thầy cô trong khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, tập thể cán bộ công nhân viên của công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do những hạn chế về trình độ và kinh nghiệm, nên đề tài không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.

    Mục lục
    Lời mở đầu 1
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quy trình nhập khẩu 3
    I. Quy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp
    1. Quy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp
    a. Nghiên cứu thị trường 4
    b.Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương. 8
    c. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 14
    2. Khái niệm thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 20
    II. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình nhập khẩu 20
    1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
    a. Các nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính 20
    b. Nguồn tài chính 21
    c. Nhân tố về con người 21
    d. Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh 21
    2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 21
    a. Tỷ giá hối đoáivà tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng. 21
    b. Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế 22
    c. Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hoá quốc tế. 22
    d. Yếu tố thị trường trong nước và nước ngoài 23
    Chương II: Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư 24
    I. Giới thiệu chung về công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư 24
    1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư (ITD) 24
    a. Khái quát chung về công ty 24
    b. Cơ cấu tổ chức của ITD. 26
    2. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 28
    II. Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty ITD. 30
    1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty. 30
    2. Thị trường nhập khẩu. 32
    3. Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm. 34
    III. Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư. 36
    1. Nghiên cứu thị trường. 36
    a. Nghiên cứu thị trường trong nước. 36
    b. Nghiên cứu thị trường nước ngoài. 39
    2. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu 40
    a. Giao dịch và đàm phán 40
    b. Ký kết hợp đồng. 41
    3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 42
    a. Xin giấy phép nhập khẩu( nếu có). 42
    b. Mở L/C. 42
    c. Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm. 43
    d. Làm thủ tục hải quan. 44
    e. Nhận hàng và kiểm tra hàng nhập khẩu. 46
    f. Làm thủ tục thanh toán. 47
    g. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 48
    IV. Đánh giá về quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư. 50
    1. Những kết quả đạt được. 50
    2. Những vấn đề còn tồn tại. 51
    a. Các mặt chưa đạt được do khách quan gây nên. 51
    b. Các mặt chưa đạt được do chính công ty gây ra. 52
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư 54
    I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 54
    1. Mục tiêu 54
    a. Lợi nhuận 54
    b. Đảm bảo thế lực trong kinh doanh. 54
    c. Đảm bảo an toàn. 55
    d. Đảm bảo giữ vững và mở rộng thị trường. 55
    e. Phát triển hoạt động nhập khẩu hàng hoá của các nước Nhật, Mỹ, Asem,Trung Quốc
    f. Mục tiêu phát triển thương mại năm 2005. 56
    2. Phương hướng phát triển và chỉ tiêu cụ thể. 56
    a. Trong công tác sản xuất kinh doanh 57
    b. Trong công tác tổ chức nhân sự 57
    c. Trong công tác xây dựng cơ bản 58
    d. Mở rộng và phát triển thị trường. 58
    II. Một số giải pháp của công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu Tư ( ITD). 58
    1. Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ trong công ty 59
    2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ Hải quan 60
    3. Giải pháp hoàn thiện quá trình lựa chọn thị trường và ký kết hợp đồng 60
    4. Giải pháp hoàn thiện quá trình giao nhận và vận chuyển hàng từ cảng 61
    5. Giải pháp hoàn thiện khả năng thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm 61
    5. Giải pháp hoàn thiện khâu thanh toán và thủ tục thanh toán 62
    6. Tạo nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty 62
    7. Các giải pháp về hoàn thiện hệ thống quản lý vốn, tiết kiệm các khoản chi phí 63
    8. Mở rộng mối quan hệ và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác 64
    9. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác về thị trường 65
    III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ và Đầu Tư. 66
    1. Kiến nghị đối với công ty Mẹ ( Viện Máy và Dụng Công Nghiệp IMI). 66
    2. Kiến nghị đối với tổng cục hải quan. 66
    3. Kiến nghị đối với nhà nước. 67
    a. Xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin về thị trường 67
    b. Nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nhập khẩu 68
    c. Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong công tác quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản và, thông thoáng hơn và phù hợp với thị trường. 68
    d. Thay đổi các chính sách về tỷ giá và quản lý ngoại tệ của Chính phủ 69
    e. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu 69
    f. Về chính sách thuế - đặc biệt là chính sách xuất nhập khẩu 70
    kết luận 72
    Danh mục tài liệu tham khảo 74

    [charge=150]http://up.4share.vn/f/5a6b636f6f686263/KQ58.doc.file[/charge]
     
Đang tải...