Luận Văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán nghiệp vụ tín dụng do công ty kiểm toán việt nam thực hiện.

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN
    PHẦN MỘT
    LÝ LUẬN CHUNG

    I- Những đặc điểm cơ bản về nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại
    1- Khái niệm tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng:
    a, Tín dụng ngân hàng:
    Nền kinh tế hàng hoá thay thế nền kinh tế tự cung tự cấp bắt đầu được hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá của con người. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự hình thành và phát triển của nhiều yếu tố quan trọng trong đó có một phần không nhỏ của hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng được ví như là một chất nhờn bôi trơn bộ máy của một nền kinh tế. Điều này có được xuất phát từ chính chức năng của chúng. Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, trung gian thanh toán, tạo phương tiện thanh toán. Chính vì vậy, có thể nói ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia đều có cơ cấu tổ chức giống nhau bao gồm ngân hàng trung ương và số lượng lớn các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng. Ngân hàng trung ương giữ vai trò điều tiết hoạt động của các ngân hàng thương mại, còn ngân hàng thương mại thực hiện việc kinh doanh tiền tệ.
    Ngay từ khi hình thành cho đến nay, một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Có nhiều quan điểm về hoạt động tín dụng tồn tại trên thế giới. Theo quan điểm của một số nước Phương Tây, hoạt động tín dụng là hoạt động huy động vốn trong dân cư và cho vay. Điều đó có nghĩa rằng tín dụng phải bao gồm các nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn và việc sử dụng tài sản của ngân hàng. Quan điểm này nêu bật được chức năng trung gian của ngân hàng trong việc huy động và đưa tiền vào nền kinh tế.
    Theo quan điểm của một số nước trong đó có Việt Nam thì hoạt động tín dụng chỉ bao gồm các nghiệp vụ cho vay của tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức kinh tế. Quan điểm này đề cập tới việc sử dụng đồng vốn của ngân hàng trong việc kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động tín dụng cũng phải căn cứ vào nguồn huy động của số tiền được đem đi cho vay đó. Đây là hoạt động cần thiết để đảm bảo kiểm soát được những rủi ro vốn là vấn đề tất yếu của hoạt động tín dụng.
    Như vậy, theo em hoạt động tín dụng là hoạt động mà ngân hàng thực hiện việc cho vay hoặc tài trợ dựa trên những căn cứ đảm bảo hợp lý nhằm kiểm soát được rủi ro tín dụng.
    b, Rủi ro tín dụng:
    Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng.
    Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng, có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại - hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro rín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan.
    Tuy nhiên trong công tác quản lý, ngân hàng phải nắm được các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng để từ đó có những biện pháp thích hợp để hạn chế sự mất mát của chính mình. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
    - Những nguyên nhân bất khả kháng: đây là những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến người vay như thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi ở tầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan ) vượt quá tầm kiểm soát của cả người vay và người cho vay.
    - Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay: trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong quản lý kinh doanh, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng. Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc Nhiều người vay đã không tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Trong trường hợp còn lại, người vay kinh doanh có lãi không chịu trả ngân hàng với mục đích quỵt nợ hoặc sử dụng vốn càng lâu càng tốt.
    - Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Như vậy, nếu ngân hàng muốn hạn chế nguyên nhân này cần phải tăng cường chất lượng trình độ của cán bộ tín dụng và đạo đức của họ.
    2- Đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng
    Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho các ngân hàng thương mại. Rủi ro này, có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản. Do vậy, các ngân hàng phải cân nhăc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Để làm được điều này ngân hàng phải thực hiện một quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ và hiệu quả, bao gồm quá trình thẩm tra trước, trong và sau khi cho vay, chiết khấu, cho thuê, bảo lãnh. Quan hệ tín dụng phần lớn được xác lập thông qua hợp đồng tín dụng với trọng tâm là xác định khả năng và ý muốn của người nhận tín dụng trong việc thực hiện hợp đồng. Do đó, mục tiêu của phân tích tín dụng là thu thập và phân tích thông tin nhằm xác định nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm xác định vị trí so sánh của người nhận tín dụng, sức mạnh cạnh tranh, rủi ro, mức độ thay đổi kỹ thuật, sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán của người vay trong quá khứ, hiện tại và tương lai, cho phép ngân hàng điều chỉnh các giá trị trong quan hệ tín dụng với khách hàng.
    Phân tích tín dụng là công việc nghiêm túc, không thể làm chiếu lệ. Trong môi trường gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng, khách hàng, đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện quy trình phân tích nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí. Đây cũng là hoạt động liên quan đến trách nhiệm của nhiều phòng, ban và cán bộ ngân hàng. Do vậy, quy trình phân tích tín dụng phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo được lập một cách thống nhất và chặt chẽ đảm bảo giảm thiểu rủi ro đối với các hoạt động tín dụng liên quan.
    Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng. Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà cán bộ tín dụng, các phòng, ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng. Quá trình phân tích tín dụng được thực hiện qua bốn bước: phân tích trước khi cấp tín dụng; xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng; giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng; thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới.
    Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng. Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay. Việc thu thập các thông tin liên quan được tiến hành theo nhiều cách khác nhau chủ yếu bao gồm: phỏng vấn, tìm kiếm các thông tin trung gian, thông tin có được từ các báo cáo của người vay Từ các thông tin này, ngân hàng tiến hành các kỹ thuật phân tích để đưa ra được những đánh giá của mình.
    Tình hình tài sản của khách hàng: cho thấy khả năng thu hồi nợ. Hay nói cách khác tài sản của khách hàng được coi như một vật bảo đảm cho khoản vay khi khách hàng mất khả năng sinh lời.
    Đánh giá các khoản nợ giúp ngân hàng thấy vị trí của mình trong các chủ nợ của khách hàng. Qua đó ngân hàng thấy được khả năng thu hồi nợ từ khách hàng nếu mình cho vay.
    Đánh giá về luồng tiền của khách hàng: nhiều đơn vị khách hàng tạo ra được nhiều lợi nhuận trong quá khứ cũng như trong tương lai. Tuy nhiên việc trả nợ lại liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ của người vay. Do vậy những đánh giá dự đoán về luồng tiền của khách hàng là rất quan trọng.
    Phân tích một số các tỷ lệ như: nhóm tỷ lệ thanh khoản; nhóm tỷ lệ sinh lời; nhóm tỷ lệ rủi ro. Qua các tỷ lệ này ngân hàng có thể có được nhìn nhận tổng quan về tình hình khách hàng và có những dự đoán đánh giá đúng đắn hơn khi đưa ra quyết định có đồng ý với yêu cầu vay vốn hay không.
    Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
    Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa người nhận tài trợ và ngân hàng, với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng trong một khoản thời gian và lãi suất nhất định. Hợp đồng tín dụng là văn bản mang tính pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân thủ các điều khoản của các luật, các quy định. Do vậy, cả ngân hàng lẫn khách hàng đều cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng tín dụng.
     
Đang tải...