Luận Văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    90 trang

    Lời mở đầu

    Mọi hoạt động xuất hiện trong thực tế đều là kết quả của những nhu cầu nảy sinh. Chân lý ấy đã được thực tiễn chứng minh. Kiểm toán độc lập ra đời là kết quả của xu thế quốc tế hoá, xu thế hội nhập hoá nền kinh tế mà trong đó việc công khai các thông tin tài chính đòi hỏi phải thực sự trung thực và hợp lý. Theo đó, chất lượng cuộc kiểm toán lại là kết quả của sự tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập này. Nó là yêu cầu đòi hỏi tất yếu của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán và cũng là mục tiêu phấn đấu của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán.

    Chân lý trên một lần nữa lại được chứng minh, chất lượng cuộc kiểm toán mà xét đến ở đây là chất lượng của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính lại là sản phẩm tổng hợp do chất lượng kiểm toán các chu trình nghiệp vụ riêng biệt mang lại. Trong đó, chất lượng của chu trình mua hàng và thanh toán có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính này.

    Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các Công ty kiểm toán đều đã xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu quy trình kiểm toán chu trình này, song hầu hết các chương trình kiểm toán này chỉ có ý nghĩa như một tài liệu tham khảo do không đảm bảo được sự đầy đủ và thuận tiện cho kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán. Hơn nữa mức độ chi tiết của các chương trình này chưa cao, chưa được vi tính hoá.

    Với những lý do trên, trong thời gian tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toan-AASC', em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hien”^. cho luận văn tốt nghiệp của mình. Việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết nhằm hệ thống hoá và đưa ra các quan điểm mới cho quy trình kiểm toán chu trình này.

    Dựa trên phương pháp luận: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, logic, nghiên cứu các chương trình kiểm toán mẫu của các công ty kiểm toán có uy tín trong và ngoài nước, kết hợp với phương pháp thu thập tài liệu: phỏng vấn, quan sát trực tiếp, phân tích và tổng hợp luận văn tập trung nghiên cứu: cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kiểm toán chu trình này do AASC thực hiện tại hai đơn vị khách hàng là Công ty MBS và Công ty TNHH Vega, từ đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC của AASC.

    Để thể hiện được các nội dung trên, ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn bao gồm 3 phần:

    Phần I: Cơ sơ lý luận về kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính

    Phần II: Thực tiễn kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện

    Phần III: Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện














    Phần I

    Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

    I. Chu trình mua hàng và thanh toán với vấn đề kiểm toán

    1. Vị trí, vai trò chu trình mua hàng và thanh toán

    Theo dòng lịch sử phát triển của kiểm toán, khái niệm về kiểm toán luôn có những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất, ở một mức tổng hợp toàn diện các quan điểm, có thể định nghĩa: Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý đang có hiệu lực (13, 49). Trong đó, kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ "sắc thái kiểm toán" ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển, được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán độc lập (14,9).

    ở Việt Nam, theo Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân (Nghị định số 07CP/ ngày 2901/1994/ của Chính phủ), kiểm toán độc lập là việc kiểm tra, xác nhận của KTV chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn hợp lý của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị. Như vậy, kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ, tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo trợ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kế toán. Do sự độc lập, khách quan trong hoạt động nên kết quả kiểm toán được sự tin cậy của những người sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường thì vai trò của kiểm toán độc lập càng trở nên cần thiết và khó có thể thay thế được. Mục đích của kiểm toán độc lập, trước hết và cơ bản không phải là lợi nhuận mà là giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ pháp luật, chấn chỉnh, sửa chữa sai sót, phòng ngừa vi phạm và góp phần tăng cường quản lý tài chính ở đơn vị được kiểm toán. Và do đó, có thể khẳng định rằng kiểm toán độc lập là chỗ dựa quan trọng cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

    Theo IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế): Kiểm toán là việc các KTV độc lập xác minh và bày tỏ ý kiến của mình về BCTC. Tuy nhiên, để có thể xác minh và bày tỏ ý kiến của mình về BCTC thì KTV trước hết phải là người giỏi kế toán, có kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, cũng như để thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC trước hết phải nắm vững những nguyên tắc kế toán để lập nên BCTC đó.

    Báo cáo tài chính là bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của đơn vị giúp cho người lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn mà trong đó quá trình kinh doanh là một chuỗi các nghiệp vụ kinh tế kế tiếp nhau. Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán BCTC, KTV cần phải chia BCTC thành các phần hành để kiểm toán. Thông thường có hai cách phân chia:

    - Phân chia theo khoản mục (tài khoản): Ví dụ như kiểm toán TK doanh thu, TK chi phí, TK tiền, TK nợ phải trả .

    - Phân chia theo chu trình: Các nghiệp vụ và các tài khoản có liên quan chặt chẽ với nhau được tiến hành kiểm toán đồng thời. Chẳng hạn, các nghiệp vụ về mua hàng và thanh toán, nghiệp vụ chi tiêu và số dư các khoản phải trả người bán . đều nằm trong chu trình mua hàng và thanh toán.

    Cách chia thứ nhất tuy đơn giản song không hiệu quả do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau gây trùng lặp chẳng hạn như hàng tồn kho và giá vốn hàng bán. Trong thực tiễn kiểm toán, cách phân chia thứ hai được ứng dụng thông dụng hơn cả bởi phương thức tiếp cận kiểm toán này logic và tránh trùng lặp, căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Với cách phân chia như vậy, một chu trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể coi là sự liên kết của các chu trình bán hàng và thu tiền, chu trình huy động và hoàn trả vốn, chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình tiền lương và nhân viên, chu trình hàng tồn kho. Các chu trình đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, do xuất phát từ mối liên hệ vốn có của các nghiệp vụ kinh tế và từ đó thu gom được các đầu mối của các mối liên hệ trong kinh tế và trong ghi sổ kế toán chứa đựng trong BCTC. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ số 11. [Trích hình 5-6: Các mối quan hệ giữa các chu trình nghiệp vụ kinh tế, (3, 117)] dưới đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...