Thạc Sĩ Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hải Phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    6
    MỤC LỤC
    Danh mục các ký hiệu viết tắt .i
    Danh mục các bảng .ii
    Danh mục các hình vẽ iii
    Danh mục các biểu đồ iv
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . .1
    2. Mục tiêu của đề tài 3
    3. Câu hỏi nghiên cứu .3
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và sự phù hợp luận văn với ngành học 4
    5. Cấu trúc luận văn . .4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH
    NGHIỆM QUẢN LÝ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .5
    1.2 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất 7
    1.2.1 Khái niệm về quy hoạch 7
    1.2.2 Cơ sở việc hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất .9
    1.2.3 Các nội dung liên quan tới công tác quy hoạch sử dụng đất đai 10
    1.2.4 Điều kiện để quản lý quy hoạch sử dụng đất .12
    1.2.5 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất 13
    1.2.6 Các tiêu chí đánh giá Quy hoạch đất đai 13
    1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng quy hoạch sử dụng đất đai 13
    1.3. Kinh nghiệm Quy hoạch sử dụng đất tại cấp tỉnh ở một số địa phương .15
    1.3.1 Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất quốc tế 15 7
    1.3.2 Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất trong nước 20
    1.3.3 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý trong nước và quốc tế 23
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
    2.1 Phương pháp điều tra 24
    2.2 Phương pháp luận 25
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH
    PHỐ HẢI PHÒNG
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới quy hoạch sử dụng
    đất Thành Phố Hải Phòng 27
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên .27
    3.1.2. Các nguồn tài nguyên 29
    3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 42
    3.2 Các kỳ Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng .44
    3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất kỳ trước Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000-2010 44
    3.2.2 Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020.48
    3.2.3 Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng qua quá trình thực
    tiễn triển đã triển khai tính đến 31/12/2014 52
    3.3 Các thành tựu, thiếu sót quy hoạch sử dụng đất TP Hải Phòng. .61
    3.3.1 Các thành tựu đã đạt được Quy hoạch sử dụng đất Thành Phố Hải Phòng 61
    3.3.2 Các thiếu sót Quy hoạch sử dụng đất Thành Phố Hải Phòng 63
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
    4.1 Các giải pháp hoàn thiện Quy hoạch sử dụng đất .68 8
    4.1.1 Các giải pháp kỹ thuật 68
    4.1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách .71
    4.1.3 Các giải pháp về tổ chức thực hiện 74
    4.3 Các kiến nghị liên quan Quy hoạch sử dụng đất 78
    4.3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất chung .78
    4.3.2 Kiến nghị về lập và thẩm định Quy hoạch của cơ quan quản lý Nhà
    nước và các ban ngành liên quan 78
    KẾT LUẬN 80

    9
    i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    (Xếp theo A, B, C)
    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
    2 HĐND Hội đồng nhân dân
    3 KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất
    4 NSNN Ngân sách nhà nước
    5 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
    6 UBND Ủy ban nhân dân










    10
    ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 2.1 Phân bổ địa bàn điều tra Thành phố Hải Phòng 24
    2 Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Hải Phòng 43
    2 Bảng 3.3 Tổng GDP thành phố Hải Phòng qua các năm 43
    3 Bảng 3.4
    Cơ cấu GDP thành phố Hải Phòng phân theo
    nhóm ngành kinh tế
    43
    4 Bảng 3.5
    Tổng hợp số nộp ngân sách giai đoạn 2006 -
    2010 các khoản thu từ tài nguyên đất, khoáng sản
    46
    5 Bảng 3.6
    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông
    nghiệp
    47
    6 Bảng 3.7
    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi
    nông nghiệp
    47
    7 Bảng 3.8 Các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 50
    8 Bảng 3.9
    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông
    nghiệp tính đến thời điểm hiện tại
    52
    9
    Bảng
    3.10
    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi
    nông nghiệp tính đến thời điểm hiện tại
    53
    10
    Bảng
    3.11
    Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra 55 11
    12
    iii
    DANH MỤC HÌNH
    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 2.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề 26














    13
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Để sử dụng nguồn tài nguyên có hạn vô cùng quý giá tiết kiệm, hiệu
    quả thì vấn đề quy hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng sống còn. Quy
    hoạch sử dụng đất đai là biện pháp nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn
    chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển đổi mục đích
    sử dụng đất tùy tiện; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm
    huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.
    Quy hoạch sử dụng đất là môn khoa học vừa mang tính kỹ thuật vừa có
    tính chất xã hội phụ thuộc rất nhiều về đặc điểm tự nhiên, các nguồn tài
    nguyên và chế độ chính trị, hành lang pháp lý mỗi quốc gia.
    Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất trên phương diện kinh tế, pháp lý và
    kỹ thuật là vấn đề cần thiết, quan trọng để quy hoạch sử dụng đất khả thi từ đó
    góp phần giảm bớt dự án treo, quy hoạch treo trong địa bàn từng tỉnh và cả nước.
    Việc xem xét quy hoạch sử dụng đất dưới góc nhìn các nhà quản lý
    kinh tế là một vấn đề rất mới đối với cả trong và ngoài nước đặc biệt trong
    điều kiện nước ta và với đặc thù Luật đất đai mới ban hành có hiệu lực từ
    ngày 01 tháng 07 năm 2014. Quy hoạch sử dụng đất gian đoạn 2010 đến 2020
    của 64 tỉnh thành đã đi vào đời sống 5 năm, một số tỉnh đã thấy những bất cập
    cần có một sự án Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cho giai đoạn 2015 đến
    2020. Nhưng thế nào được gọi là bất cập, thế nào thì cần phải được điều chỉnh
    và điều chỉnh hướng thế nào để các dự án Điều chỉnh quy hoạch thời kỳ tới và
    các dự án Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ sau khả thi, hợp lý thì chưa có tiêu
    chí cụ thể để thể chế hóa văn bản pháp luật.
    Hiện nay, những bất cập của Quy hoạch sử dụng đất là một trong
    những nguyên nhân làm tình trạng dự án treo, quy hoạch treo diễn ra khắp cả 14
    nước nói chung và Thành phố Hải Phòng nói riêng. Các dự án treo, quy hoạch
    treo đưa đến mất cân đối thị trường bất động sản, thị trường dơi vào cảnh ảm
    đạm, gây thất thoát lãng phí tiền của Nhà nước nguyên nhân sâu xa là do Quy
    hoạch sử dụng đất chưa hoàn thiện cả trong vấn đề pháp lý, kỹ thuật và tổ
    chức thực hiện.
    Là một cán bộ có thâm niên trong ngành Quản lý đất đai, có sự hiểu
    biết sâu sắc các vấn đề Quy hoạch sử dụng đất và sau khi được tiếp nhận các
    kiến thức mới ngành Quản lý kinh tế nhận thấy đây là vấn đề trăn trở cần giải
    quyết do đó Đề tài “Hoàn thiện Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải
    Phòng” ra đời để phân tích các nguyên nhân, đề xuất các giải cho cơ quan
    quản lý nhà nước góp phần khắc phục các vấn đề trên vì vậy việc thực hiện đề
    tài là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên trong khuân khổ luận văn tốt nghiệp Thạc
    sỹ có thiếu về mặt thời gian, yếu về mặt tài chính do vậy tác giả xác định hoàn
    thiện Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh về phương diện pháp lý, kỹ thuật, tổ
    chức thực hiện trong phạm vi Thành Phố Hải Phòng.

    15
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Hệ thống định nghĩa, lý luận về quy hoạch sử dụng đất, quan hệ quy
    hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác, bài học, và kinh nghiệm quản lý
    quy hoạch sử dụng đất một số nước, cập nhật thực tiễn thực hiện qu hoạch sử
    dụng đất trong bối cảnh Luất đất đai mới có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014;
    - Đánh giá thực trạng Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng.
    - Qua việc nghiên cứu Dự án Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải
    Phòng giai đoạn 2010 – 2020 và kết hợp điều tra, khảo sát, phỏng vấn các vấn
    đề liên qua tới quy hoạch tại Hải Phòng đưa ra các bất cập của Quy hoạch sử
    dụng đất cấp Tỉnh nói chung và Hải Phòng nói riêng. Chỉ rõ các vấn đề còn
    tồn tại gây các phản ứng dây chuyền làm trì trệ sự phát triển kinh tế.
    - Từ dự án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Thành Phố Hải
    Phòng, kết hợp quá trình khảo sát, điều tra xác định một số lỗ hổng về quản lý
    quy hoạch sử dụng đất cả vấn đề kỹ thuật và pháp chế.
    - Đề xuất các phương án cải thiện quy hoạch sử dụng đất Thành phố
    Hải Phòng nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, hiệu quả sử
    dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa
    hiện đại hóa đất nước.
    3. Câu hỏi nghiên cứu
    Cần làm những gì để hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất của Thành phố
    Hải Phòng và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tại Thành phố Hải Phòng
    bằng cách nào 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và sự phù hợp luận văn với ngành học
    Đối tượng nghiên cứu về công tác Quản lý Nhà nước liên quan tới quy
    hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể trong:
    - Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hải Phòng đến năm 2020 Thành phố
    Hải Phòng, thực tiễn ảnh hưởng của dự án Quy hoạch sử dụng đất Thành phố
    Hải Phòng tới của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và người dân địa
    phương.
    - Các chính sách pháp luật liên quan tới công tác lập, thẩm định quy
    hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch sử dụng đất và thực trạng quan
    điểm các bộ ngành quản lý đất đai Hải Phòng đối với Quy hoạch sử dụng
    đất cấp tỉnh.
    Phạm vi nghiên cứu Luận văn
    Về không gian: Các vấn đề quy hoạch sử dụng đất tại Thành phố
    Hải Phòng
    Về thời gian: Thực trạng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố
    Hải Phòng trong 4 năm, từ năm 2010 đến 31 tháng 12 năm 2014.
    5. Cấu trúc luận văn
    Phần mở đầu:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh
    nghiệm quản lý Quy hoạch sử dụng đất
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng Quy hoạch sử dụng đất tại Thành phố Hải Phòng
    Chương 4: Giải pháp hoàn thiện Quy hoạch sử dụng đất.
    Phần kết luận
     
Đang tải...