Chuyên Đề Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG

    Thủ tục phiên tòa được tiến hành như thế nào phụ thuộc vào tính chất và nội dung của phiên tòa, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tuy cùng là hoạt động xét xử nhưng xét xử phúc thẩm còn có những đặc trưng khác biệt so với xét xử sơ thẩm nên thủ tục phiên tòa phúc thẩm cũng phải có những khác biệt cần thiết và phù hợp. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2003 (và hướng dẫn thực hiện Điều này trong Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS ngày 8/12/2005 của HĐTP TANDTC) rất sơ sài và thiếu cụ thể. Chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến hoàn thiện quy định của BLTTHS về thủ tục phiên tòa sơ thẩm, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, cụ thể là những ý kiến sau:

    1. Cần sửa đổi, bổ sung Điều 247 về thủ tục phiên tòa phúc thẩm.

    Theo quy định tại Điều 247 BLTTHS, thủ tục phiên tòa sơ thẩm được tiến hành như sau: “Phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án”. Quy định này cũng đã được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định chung trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS ngày 8/12/2005. Tuy nhiên, những quy định này còn chưa đầy đủ, cụ thể cần sửa đổi, bổ sung cho hợp lý hơn.

    - Thứ nhất, cần bổ sung một số thủ tục phiên tòa phúc thẩm mà trên thực tế được tiến hành khác với thủ tục phiên tòa sơ thẩm và không thể áp dụng tương tự quy định pháp luật về thủ tục phiên tòa sơ thẩm nhưng chưa được quy định trong Điều 247.

    - Khi bắt đầu phiên tòa, thay cho việc đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa. Thủ tục này khác với thủ tục phiên tòa sơ thẩm nên cần đưa vào điều luật.

    - Phải bổ sung quy định về thủ tục kiểm tra xem người tham gia tố tụng đã được giao thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị; thông báo về việc mở phiên tòa hay chưa và giải quyết yêu cầu hoãn phiên tòa nếu họ yêu cầu vì chưa được giao những thông báo này đúng thời hạn luật định.

    Cơ sở phát sinh thủ tục phúc thẩm và phạm vi xét xử phúc thẩm là căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn bảy ngày bằng công văn đối với Viện kiểm sát và bằng giấy triệu tập tham gia phiên tòa đối với người tham gia tố tụng (được quy định tại Điều 236 BLTTHS và hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết số 05 của HĐTP TANDTC ngày 8/12/2005).[1] Việc thông báo này rất cần thiết để những chủ thể có liên quan đến kháng cáo kháng nghị có thể chuẩn bị tốt cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ tại phiên tòa. Họ có quyền được gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị và ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử phải hỏi xem họ đã được thông báo về kháng cáo, kháng nghị đúng thời hạn luật định hay chưa, nếu họ chưa được giao hoặc được giao không đúng thời hạn luật định thì phải hỏi xem họ có yêu cầu hoãn phiên tòa hay không, nếu họ yêu cầu, HĐXX phải hoãn phiên tòa.




    TÀI LIỆU
    1] TANDTC, Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS ngày 8/12/2005 của HĐTP TANDTC, mục 1, phần II.

    [2] Vấn đề này chúng tôi đã đề cập trong bài “Một số ý kiến về việc bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm” (Tạp chí Luật học số 6/1996)

    [3] TANDTC, Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS ngày 8/12/2005 của HĐTP TANDTC, mục 7, phần I.

    [4] VKSNDTC, Viện khoa học kiểm sát, Bộ luật TTHS Thái Lan (bản dịch tiéng Việt), Hà Nội, 1995, tr.56.

    [5] VKSNDTC, Viện khoa học kiểm sát, Bộ luật TTHS Liên bang Nga, (bản dịch tiéng Việt), Hà Nội, 2002, tr.157.

    [6] Ths. Vũ Gia Lâm, Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS về thủ tục rút gọn, Kỷ yếu hội thảo “Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật hình sự, Hà Nội, 2008, tr.81.

    [7] VKSNDTC, Thống kê kết quả hoạt động của VKSND năm 2005 và năm 2007.

    [8] TANDTC, Báo cáo tổng kết công tác xét xử của TANDTC các năm từ 2002 đến năm 2007.

    [9] Quy chế Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSNDTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSNDTC.
     

    Các file đính kèm:

    • l5-.doc
      Kích thước:
      119.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...