Thạc Sĩ Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word và PDF
    8. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
    của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng
    hoà ra đời đánh dấu một bước chuyển biến vô cùng trọng đại của dân tộc ta. Nó đập
    tan ách thống trị thực dân tàn bạo, xoá bỏ chế độ phong kiến lỗi thời đưa dân tộc ta
    bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhân dân được
    làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng
    sản Việt Nam luôn coi dân chủ là một nội dung quan trọng. Phát huy quyền làm chủ
    của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực để nhân dân ta vượt qua khó khăn,
    thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng, vừa là bản chất và đặc trưng của chế độ
    mới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã khẳng định: "Dân
    biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đó nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện
    chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình".
    Trong quá trình xây dựng đất nước, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng
    được mở rộng, nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước trước hết và chủ yếu
    thông qua các cơ quan dân cử. Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XX tình hình vi
    phạm quyền dân chủ, tệ quan liêu tham nhũng diễn ra trầm trọng dẫn đến tình trạng
    khiếu kiện tập thể, sự phản ứng mạnh mẽ của nhân dân, làm mất lòng tin của nhân
    dân đối với Đảng và chính quyền.
    Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 30/CT-TƯ về
    xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể hoá một bước Chỉ thị này,
    ngày 15/5/1998, Chính phủ ra Nghị định số 29/ND-CP về thực hiện dân chủ ở xã.
    Đây là những văn bản quan trọng do Đảng và Nhà nước ban hành nhằm tiếp tục phát
    huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham
    nhũng, chuyên quyền độc đoán, hống hách, xa rời quần chúng, tạo động lực mạnh mẽ
    trong nhân dân, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định
    hướng XHCN.
    Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã, ngoài những
    mặt tích cực đạt được đã bộc lộ những điểm chưa hoàn chỉnh như: Tính dân chủ hoá,
    công khai hoá trong việc cung cấp những thông tin có liên quan trực tiếp đến đời
    sống hằng ngày của nhân dân ở cơ sở còn hạn chế. Việc thực hiện chế độ lấy ý kiến
    nhân dân trước khi ban hành chủ trương chính sách của chính quyền còn mang tính

    hình thức, kém hiệu quả, chưa quy định rõ ràng trách nhiệm của chính quyền trong
    việc thực hiện Quy chế dân chủ. Còn thiếu các phương thức cụ thể để thực hiện
    phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" một nội dung quan trọng
    của việc thực hiện quyền dân chủ ở cấp xã.
    Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Việc triển khai
    nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện
    nay" là việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đáp ứng
    yêu cầu bức xúc hiện nay là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của
    dân, do dân và vì dân.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
    Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã là những quy phạm mới được ban
    hành từ năm 1998 và đang được triển khai thực hiện do vậy các bài viết, công trình
    nghiên cứu chỉ dừng lại ở chỗ:
    Tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc triển khai
    thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã. Đánh giá, tổng kết những thành tựu và những
    khó khăn sau hơn 6 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã.
    Nhìn chung các bài viết đã lý giải về tính tất yếu phải xây dựng và thực hiện
    quy chế dân chủ ở cơ sở, qua thực tiễn khảo sát việc thực hiện quy chế ở các địa
    phương, vùng miền trong cả nước để đưa ra những thành tựu đã đạt được của việc
    thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã cũng như rút ra những bất cập, hạn chế, vướng
    mắc của Quy chế, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống pháp
    luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã và hoàn thiện pháp luật thực hiện dân chủ ở cấp xã
    trên cơ sở lý luận và thực tiễn hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
    3.1. Mục đích:
    Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dân
    chủ ở cơ sở và đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong điều
    kiện hiện nay; luận văn đề xuát phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn
    thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ:
    Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
    - Tìm hiểu, phân tích một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
    Khái niệm, đặc điểm nền dân chủ, bản chất, vai trò của dân chủ ở cơ sở; khái niệm,
    nội dung, vai trò và tiêu chí hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện dân chủ và thực trạng
    thi hành pháp luật thực hiện dân chủ ở cấp xã hiện nay.
    - Đối chiếu, liên hệ với những yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất
    nước, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, bước đầu đề xuất
    phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quy chế về thực hiện dân chủ
    ở cấp xã trong điều kiện mới.
    4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
    Pháp luật về thực hiện dân chủ hiện nay có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng
    bao gồm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trường
    học Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện quy
    chế thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Trong đó tập trung phân tích
    những vấn đề lý luận chung về dân chủ, về pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, về
    thực trạng thi hành pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến nay (Từ khi
    Chính phủ ban hành Nghị định 29/NĐ-CP ngày 11/5/1998). Trên cơ sở đó đề ra
    phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp
    xã trong điều kiện mới.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
    - Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
    tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền dân chủ
    XHCN, về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nói chung và về lý luận xây dựng
    pháp luật nói riêng.
    - Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp nghiên cứu của chủ
    nghĩa duy vật biện chứng với các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Lịch sử - cụ thể;
    kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác: Thống kê, so sánh, điều tra xã hội
    học.
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn:
    - Luận văn nghiên cứu xác định khái niệm, tiêu chí hoàn thiện Quy chế thực
    hiện dân chủ ở cấp xã.
    Chương 1:

    Cơ sở lý luận về hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

    1.1. Nhận thức chung về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
    1.1.1. Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
    dân chủ XHCN.
    1.1.1.1. Dân chủ và quyền dân chủ:
    Đường lối đổi mới và dân chủ hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội do Đảng
    cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội VI (Tháng 12/1986) đã và đang đi vào
    cuộc sống. Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới với những thành tựu đạt
    được đã cho phép chúng ta khẳng định được tính đúng đắn trong đường lối đổi mới
    của Đảng ta.
    Tiến tới chủ nghĩa xã hội, chúng ta không thể không xây dựng, phát triển và
    hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - nền dân chủ và tự do của nhân dân, đưa
    nhân dân tới vị trí của người làm chủ xã hội, phát huy mọi khả năng chủ động sáng
    tạo của quần chúng trong mọi hoạt động quản lý kinh tế và xã hội. Nền dân chủ
    XHCN không những là một nhân tố hợp thành nội dung của chủ nghĩa xã hội mà còn
    biểu hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đóng vai trò của một trong những
    động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội. Nền dân chủ XHCN mà chúng ta đang từng
    bước xây dựng và hoàn thiện hoàn toàn khác về chất so với nền dân chủ tư sản cũng
    như các nền dân chủ từng tồn tại trong lịch sử trước đó vốn gắn liền với chế độ áp bức
    và nô dịch quần chúng lao động.
    Hướng tới dân chủ xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội khoa học, công cuộc
    đổi mới và dân chủ hoá mở ra khả năng lôi cuốn đông đảo quần chúng dưới sự lãnh
    đạo của Đảng tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, khắc phục mọi
    biểu hiện tập trung quan liêu để thực hiện dân chủ, kỷ luật và pháp luật. Đồng thời
    cuộc đấu tranh đó cũng nhằm phê phán và loại trừ mọi biểu hiện của dân chủ cực
    đoan, tự do vô chính phủ, kiên quyết chống lại mọi mưu toan lợi dụng xu thế dân chủ
    hoá và nhu cầu dân chủ chính đáng của nhân dân để gây mất ổn định xã hội, phủ nhận
    vai trò lãnh đạo của Đảng, loại bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, tuyên truyền cho
    những quan niệm trừu tượng, phi lịch sử, làm lu mờ bản chất giai cấp của dân chủ,

    Kết luận:
    Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu
    cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xây dựng
    Nhà nước pháp quyền XHCN, yêu cầu của quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế, yêu
    cầu của cải cách nền hành chính Nhà nước. Nghiên cứu đề tài Hoàn thiện Quy chế
    thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay, Luận văn đã tập trung giải quyết các nội
    dung chính sau đây:
    1. Quyền dân chủ là tổng hợp các quyền của nhân dân trong mối quan hệ với
    Nhà nước và các chủ thể khác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được Pháp
    luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện.
    Quy chế thực hiện dân chủ ở xã là văn bản quy phạm pháp luật quy định
    quyền và nghĩa vụ của chính quyền, các đoàn thể ở cấp xã và của nhân dân trong việc
    thực hiện các nội dung của Quy chế. Do vậy, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã có đối
    tượng và phạm vi điều chỉnh riêng, có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát
    huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngăn chặn và đầy lùi các hiện tượng tiêu cực
    trong xã hội, góp phần xây dựng xã hội mới tiến bộ.
    Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã là xây dựng hoàn chỉnh, đầy đủ,
    nâng cao chất lượng, tính khả thi và tính lâu dài của Pháp luật thực hiện dân chủ ở xã
    trong thực tiễn với các tiêu chí: Tiêu chí về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp,
    về quy tác kỹ thuật pháp lý và đặc biệt là tiêu chí về hình thức và tiêu chí về nội dung
    của Pháp luật thực hiện dân chủ ở xã.
    2. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã lần đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị
    định 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, đã được sửa đổi, bổ sung thay thế bằng Quy
    chế thực hiện dân chủ ở xã Ban hành kèm theo Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày
    7/7/2003. Đây là văn bản pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam.
    Quá trình thực hiện các nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã đạt
    được những kết quả đáng khích lệ: Là công cụ phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo
    của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân
    trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết, cải thiện dân
    sinh, nâng cao dân trí, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh; ngăn
    chặn những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tự do dân
    chủ của nhân dân, khắc phục tình trạng suy thoái, quan lưu, tham nhũng, góp phần
     
Đang tải...