Luận Văn Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện Quy chế thực hiện dânchủ ở xã ở Việt Namhiện nay

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời đánh dấu một bước chuyển biến vô cùng trọng đại của dân tộc ta. Nó đập tan ách thống trị thực dân tàn bạo, xoá bỏ chế độ phong kiến lỗi thời đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhân dân được làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi dân chủ là một nội dung quan trọng. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực để nhân dân ta vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng, vừa là bản chất và đặc trưng của chế độ mới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã khẳng định: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đó nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình".
    Trong quá trình xây dựng đất nước, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng, nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước trước hết và chủ yếu thông qua các cơ quan dân cử. Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XX tình hình vi phạm quyền dân chủ, tệ quan liêu tham nhũng diễn ra trầm trọng dẫn đến tình trạng khiếu kiện tập thể, sự phản ứng mạnh mẽ của nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.
    Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 30/CT-TƯ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể hoá một bước Chỉ thị này, ngày 15/5/1998, Chính phủ ra Nghị định số 29/ND-CP về thực hiện dân chủ ở xã. Đây là những văn bản quan trọng do Đảng và Nhà nước ban hành nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, chuyên quyền độc đoán, hống hách, xa rời quần chúng, tạo động lực mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.
    Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã, ngoài những mặt tích cực đạt được đã bộc lộ những điểm chưa hoàn chỉnh như: Tính dân chủ hoá, công khai hoá trong việc cung cấp những thông tin có liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của nhân dân ở cơ sở còn hạn chế. Việc thực hiện chế độ lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành chủ trương chính sách của chính quyền còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, chưa quy định rõ ràng trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện Quy chế dân chủ. Còn thiếu các phương thức cụ thể để thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" một nội dung quan trọng của việc thực hiện quyền dân chủ ở cấp xã.
    Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Việc triển khai nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay" là việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu bức xúc hiện nay là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
    Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã là những quy phạm mới được ban hành từ năm 1998 và đang được triển khai thực hiện do vậy các bài viết, công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở chỗ:
    Tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã. Đánh giá, tổng kết những thành tựu và những khó khăn sau hơn 6 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã.
    Nhìn chung các bài viết đã lý giải về tính tất yếu phải xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua thực tiễn khảo sát việc thực hiện quy chế ở các địa phương, vùng miền trong cả nước để đưa ra những thành tựu đã đạt được của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã cũng như rút ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc của Quy chế, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã và hoàn thiện pháp luật thực hiện dân chủ ở cấp xã trên cơ sở lý luận và thực tiễn hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
    3.1. Mục đích:
    Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở và đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong điều kiện hiện nay; luận văn đề xuát phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ:
    Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
    - Tìm hiểu, phân tích một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Khái niệm, đặc điểm nền dân chủ, bản chất, vai trò của dân chủ ở cơ sở; khái niệm, nội dung, vai trò và tiêu chí hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện dân chủ và thực trạng thi hành pháp luật thực hiện dân chủ ở cấp xã hiện nay.
    - Đối chiếu, liên hệ với những yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, bước đầu đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quy chế về thực hiện dân chủ ở cấp xã trong điều kiện mới.
    4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
    Pháp luật về thực hiện dân chủ hiện nay có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng bao gồm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trường học Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Trong
     
Đang tải...