Thạc Sĩ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ ở trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 19/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Lý do chọn đề tài:

    Việt Nam, trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới phải chuẩn bị nhiều
    mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa và một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay
    là vấn đề cải cách hành chính trong các đơn vị. Trong các đơn vị hành chính và sự
    nghiệp ở nước ta luôn xảy ra tình trạng vừa thiếu, vừa thừa cán bộ. Hiện tượng chảy
    máu chất xám sang khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài là thiệt hại lớn đối với
    quốc gia. Các cán bộ tham gia trong khu vực Nhà nước còn mang tư tưởng trông
    chờ, ỷ lại vào nguồn kinh phí do Nhà nước cấp và làm việc một cách không nhiệt
    tình và không hăng hái, gây khó khăn, phiền hà và chậm trễ công việc nhất là công
    tác quản lý Nhà nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do
    chính sách quản lý của Nhà nước chưa hợp lý. Một mặt, cán bộ làm việc trong khu
    vực này được rất nhiều ưu đãi. Chẳng hạn như: chế độ bảo hiểm, chế độ nghỉ hưu
    và chế độ tuyển dụng suốt đời khi đã được tuyển dụng. Mặt khác, cán bộ tham gia
    trong lĩnh vực này lại hạn chế về mặt lương bổng. Nếu so sánh tiền lương của cán
    bộ trong khu vực hành chính và sự nghiệp với tiền lương của nhân viên làm ở công
    ty nước ngoài, ta sẽ thấy sự chênh lệch rất lớn. Chính điều này, đã không khuyến
    khích được người lao động tham gia tích cực vào công việc.
    Nắm bắt tình hình trên, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao
    chất lượng hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cải cách tiền lương, tạo thu nhập
    cho cán bộ công nhân viên, tinh giản gọn nhẹ bộ máy quản lý. Một trong những giải
    pháp đó là thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Ngày
    17/12/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 230/1999/QĐ-TTg về việc
    thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với 10 cơ
    quan, đơn vị thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Qua sơ kết một năm thực hiện, việc
    khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã đạt được những kết quả đáng
    khích lệ. Tổ chức bộ máy và biên chế sắp xếp theo hướng tinh gọn, tiết kiệm 4,35 tỷ
    đồng kinh phí quản lý hành chính. Các đơn vị có thu nhập tăng từ kinh phí tiết kiệm
    bình quân từ 57.000 đồng đến 378.000 đồng/người/tháng.
    Phát huy thành quả đó, ngày 17/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
    định số 192/2001/QĐ-TTg về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí
    quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý hành chính. Đã có 3 Bộ và 36/61
    tỉnh, thành phố triển khai thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý
    hành chính với 186 cơ quan thực hiện khoán.
    Ngày 16/01/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về
    “Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu” và Bộ Tài chính ban hành
    Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định 10,
    Thông tư số 50/2003/TT-BTC hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy
    chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định 10.
    Để phù hợp với công tác quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục và đào
    tạo công lập ngày 24/03/2003 Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ
    ban hành Thông tư liên tịch số 21/2003-TTLT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính
    đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu.
    Có thể nói, về mặt pháp lý, việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành
    chính cho đến thời điểm này đã tương đối hoàn chỉnh. Các đơn vị thực hiện khoán
    đã có những cơ sở pháp lý nhất định để thực hiện.
    Là cơ sở đào tạo công nhân và đội ngũ kỹ thuật viên trung cấp, trường Trung
    học Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang qua hơn 40 năm hoạt động đã hoàn thành tốt
    nhiệm vụ chuyên môn được Đảng và chính quyền giao. Trong thời gian gần đây,
    các huyện trong tỉnh và các vùng lân cận biết đến trường Trung học Kinh tế – Kỹ
    thuật Kiên Giang như là một địa điểm đào tạo đội ngũ lao động với chất lượng đáp
    ứng được nhu cầu lao động thực tế. Chính vì vậy, ngày càng nhiều học viên đến
    tham gia học tập tại trường. Nguồn thu từ học phí của trường ngày càng tăng, có thể
    đảm bảo một phần chi phí cho đơn vị. Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã
    mở ra hướng đi mới trong công tác tài chính tại đơn vị. Việc thực hiện Khoán biên
    chế và kinh phí quản lý hành chính một mặt giúp nhà trường chủ động hơn trong
    quản lý tài chính tại đơn vị, mặt khác tạo thêm thu nhập ổn định cuộc sống cho cán
    bộ công nhân viên, tạo động lực trong công tác và điều hành. Một trong những “kim
    chỉ nam” cho hoạt động khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại đơn vị là
    quy chế chi tiêu nội bộ. Để có được quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, nhà trường đã
    nghiên cứu, lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau cũng như tham khảo kinh
    nghiệm của các trường đã và đang thực hiện khoán, sau đó, trường đã xây dựng quy
    chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị và đưa và áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực
    hiện vẫn tồn tại một số vướng mắc. Để nhà trường có thể hoàn thiện hơn quy chế
    chi tiêu nội bộ, đề tài “Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ ở trường Trung học
    Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang” được coi là một giải pháp.

    ¾ Phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính hiện đang được thực hiện ở
    các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc nhiều ngành và nhiều lĩnh vực. Mỗi ngành,
    mỗi lĩnh vực có đặc thù riêng. Do đó họ sẽ xây dựng những quy chế chi tiêu nội bộ
    khác nhau phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực của các đơn vị. Đề tài giới hạn trong
    phạm vi nghiên cứu công tài chính về việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trong
    trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang.
    Mục đích nghiên cứu: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy chế chi tiêu nội
    bộ trong trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang.

    ¾ Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là thu thập dữ liệu gián tiếp.
    Các dữ liệu sử dụng trong đề tài được thu thập một cách gián tiếp thông qua các văn
    bản, sách báo, tạp chí chuyên ngành, những thông tin trên Internet, tham luận trong
    các hội thảo. Bên cạnh đó, đề tài còn tham khảo ý kiến trực tiếp của những người
    thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ trong trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Kiên
    Giang.

    ¾ Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy chế chi tiêu nội
    bộ trong trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang. Qua đề tài này, trường
    Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang sẽ có những luận chứng khoa học hoàn
    thiện cho quy chế chi tiêu nội bộ của mình, làm cho quy chế chi tiêu nội bộ thực sự
    là “kim chỉ nam” cho các hoạt động tài chính trong đơn vị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...