Báo Cáo Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh hai giống lúa chất lượng cao P6, P290

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Lúa là một trong ba loại cây lương thực chính trên toàn thế giới (lúa mì, lúa nước và ngô), khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính và 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày.[25] Ở châu Á và khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) coi lúa gạo là cây trồng truyền thống. Việt Nam là một trong năm nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới. Năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu 4,75 triệu tấn gạo với giá trị 1,2 tỷ USD.[27]
    Tuy nhiên trong những năm vừa qua, sản xuất lúa gạo ở nước ta chủ yếu tập trung vào hướng năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy, nhiều giống lúa có năng suất cao đã được chọn tạo (C71, DT10, X21, Xi23, ĐB6 ) và đáp ứng được nhu cầu sản xuất đồng thời đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực của nước ta.
    Bên cạnh thành tựu đã đạt được, ngành sản xuất lúa gạo còn có những tồn tại cần giải quyết như: chất lượng gạo thấp, chưa đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu (chiều dài hạt gạo, độ trong, mùi thơm ). Do đó, giá trị gạo xuất khẩu của nước ta thường thấp hơn so với gạo Thái Lan cùng chủng loại. Giá gạo của nước ta thấp hơn so với gạo Thái Lan từ 25 - 30 USD/tấn và thấp hơn nhiều so với gạo của Mỹ, Nhật, Pakistan . Trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo có chất lượng cao ở các nước phát triển là rất lớn như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, các nước Trung Đông . [14]
    Đa phần các giống lúa chất lượng cao hiện nay là các giống lúa đặc sản của địa phương như: Tám xoan Hải Hậu, Dự, Nàng thơm chợ Đào, nàng Hương, các giống lúa nương . Các giống này có ưu điểm là cơm dẻo, đậm, có mùi thơm, thích ứng tốt với điều kiện sinh thái khác nhau của nước ta. Tuy nhiên, các giống lúa này có nhược điểm: cao cây, thời gian sinh trưởng dài, cây yếu dễ đổ, chống chịu sâu bệnh kém


    Tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, cho đến thời điểm hiện tại chưa có một giống lúa nào đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên cả hai mặt: năng suất và chất lượng. Vì vậy, trong những năm tới ngoài đảm bảo an ninh lương thực, các tỉnh đồng bằng sông Hồng cần quy hoạch các vùng lúa chất lượng cao nhằm đảm bảo nhu cầu xuất khẩu và nội tiêu.[14]
    Hai giống P6, P290 do Viện Cây lương thực và CTP chọn tạo đã phần nào đáp ứng được mục tiêu trên. Hiện nay, hai giống lúa chất lượng cao P6, P290 được sản xuất chấp nhận và phát triển với quy mô hàng ngàn ha ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Trong đó, giống P6 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia năm 2000 và công nhận giống P290 cho sản xuất thử năm 2005. Các giống lúa nêu
    trên đã và đang được mở rộng diện tích ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, giống lúa P6 có thời gian sinh trưởng (TGST) tương đối ngắn (115 - 120 ngày trong vụ mùa), thích hợp cho các chân đất vàn, chịu thâm canh, phù hợp cho cơ cấu cây trồng 3 vụ/năm (2 lúa + 1 cây vụ đông). Giống lúa P290 có TGST dài hơn P6, gieo cấy vào trà xuân sớm, thích hợp trên các chân đất vàn hơi trũng (2 vụ lúa/năm). Năng suất của các giống biến động từ 55-70 tạ/ha (tuỳ theo mùa vụ), xấp xỉ năng suất giống lúa Q5, song giá thóc bán trên thị trường luôn cao hơn so với giống Q5 từ 1.000 - 1.200 đồng/1 kg. Hiệu quả kinh tế cao hơn giống Q5 khoảng 20-25%. Tại thị trường Hải Dương (12/2008) giá thóc P6; P290 là 5.500 – 6.000 đ/kg, trong khi thóc Q5 chỉ có 4.000- 4.500 kg. Nhu cầu thị trường gạo chất lượng cao nói chung trong một số năm gần đây tại các
    vùng đô thị và khu công nghiệp ngày càng gia tăng, đặc biệt là các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh), Vinh (Nghệ An) . và các đô thị khác trong khu vực, người tiêu dùng đã quen và chấp nhận chất lượng gạo P6, P290 nên khả năng tham gia thị trường lúa gạo của sản phẩm lúa P6 và P290 là rất lớn. Mặc dù được nhiều địa phương đánh giá là những giống lúa có năng suất, chất lượng khá cao song một số năm gần đây ở nhiều khu vực, hai giống lúa nêu trên không phản ánh được tiềm năng năng suất và chất lượng của giống, bởi lẽ ở một số nơi người nông dân vẫn sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống, còn duy trì tập quán tự để giống, giống không được chọn lọc nên chất lượng hạt giống suy giảm, do vậy năng suất và chất lượng gạo không thể hiện đúng bản chất và tiềm năng của giống.
    Tại một số địa phương, trong quá trình sản xuất, tỉ lệ cây phân ly khác dạng của các giống lúa P6 và P290 khá lớn (2-3%), do chưa được đầu tư chọn lọc, duy trì và sản xuất hạt giống chưa tuân thủ theo đúng quy trình nên chất lượng hạt giống giảm, mặt khác kỹ thuật canh tác hai giống lúa nêu trên cũng được áp dụng một cách tùy tiện, phương pháp bón phân và liều lượng bón không phù hợp, tỷ lệ N" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">:K không cân đối, chủ yếu vẫn
    tập trung nhiều về phân đạm, ít chú trọng tới ka ly, chưa có tập quán dùng phân bón N[IMG]" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">:K tổng hợp; kỹ thuật làm đất, chế độ tưới tiêu chưa phù hợp với những đòi hỏi riêng biệt của giống .nên năng suất và chất lượng hạt giống bị suy giảm. Nếu chúng ta có được các qui trình kỹ thuật nhân giống và canh tác hợp lý, phù hợp cho mỗi tiểu vùng sinh thái và tập quán canh tác khác nhau thì sẽ phát huy hết tiềm năng năng suất, chất lượng của giống. Mặt khác, do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên việc xây dựng các mô hình trình diễn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ nhằm mở rộng diện tích giống trong sản xuất cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều địa phương còn gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các tiến
    bộ kỹ thuật mới.
    Để duy trì chất lượng hạt giống lúa P6 và P290 theo tiêu chuẩn Việt Nam, cần thực hiện tốt các khâu sản xuất hạt giống như duy trì hạt giống tác giả, sản xuất hạt giống cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận .
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm phát triển và mở rộng diện tích hai giống lúa nêu trên, việc đề xuất và thực hiện dự án “[B]Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt [/B][B]giống và thâm canh hai giống lúa chất lượng cao P6, P290 phục vụ nội tiêu và xuất [/B][B]khẩu[/B]” là hết sức cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...