Luận Văn Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    BẢNG KÊ TỪ VIẾT TẮT
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP 3
    1.1 Tiêu thụ sản phẩm 3
    1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 3
    1.1.2 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm 3
    1.1.3 Các tiêu chí đánh giá tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 4
    1.2 Quản lý tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 5
    1.2.1 Khái niệm quản lý tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp 5
    1.2.2 Mục tiêu quản lý tiêu thụ sản phẩm 5
    1.2.3 Nội dung quản lý tiêu thụ sản phẩm 5
    1.2.3.1 Nghiên cứu và dự báo 5
    1.2.3.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 7
    1.2.3.3 Xây dựng các kênh phân phối 9
    1.2.3.4 Tổ chức hoạt động xúc tiến bán hàng 11
    1.2.3.5 Kiểm soát tiêu thụ sản phẩm 13
    1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 14
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA, BAO BÌ VINH 19
    2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh 19
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh 19
    2.1.2 Chiến lược phát triển của công ty 19
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh 20
    2.1.4 Các đặc điểm về kinh doanh, kinh tế, kỹ thuật 22
    2.2 Đánh giá tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh 25
    2.2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 25
    2.2.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm 27
    2.2.3 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 28
    2.2.4 Chi phí tiêu thụ sản phẩm 29
    2.3 Thực trạng quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh 31
    2.3.1 Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 31
    2.3.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 31
    2.3.2.1 Chính sách giá bán 31
    2.3.2.2 Chính sách sản phẩm 33
    2.3.3 Xây dựng và tổ chức kênh phân phối 34
    2.3.4 Tổ chức thực hiện xúc tiến bán hàng 35
    2.3.5 Kiểm soát tiêu thụ sản phẩm 36
    2.4 Đánh giá về công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm 36
    2.4.1 Những điểm mạnh và cơ hội 36
    2.4.2 Những rủi ro, điểm yếu và nguyên nhân 38
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA, BAO BÌ VINH 41
    3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty 41
    3.1.1 Phương hướng chung 41
    3.1.2 Phương hướng quản lý tiêu thụ sản phẩm 41
    3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh 42
    3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty 42
    3.2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm và chính sách giá 44
    3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng 47
    3.2.4 Tăng cường và áp dụng các biện pháp kinh tế tài chính có tính chất đòn bẩy thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. 49
    3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 51
    KẾT LUẬN 52
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Thế giới ngày nay đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều dọc và chiều sâu, các doanh nghiệp tích cực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. Sự biến động của thế giới là không thể lường hết được, doanh nghiệp chỉ có thể nghiên cứu để dự báo trước một phần nào để hạn chế rủi ro. Mỗi doanh nghiệp gặp những khó khăn khác nhau trong mỗi giai đoạn và cách tìm phương hướng giải quyết cũng khác nhau. Lợi dụng được những thuận lợi, hạn chế rủi ro, khắc phục được khó khăn, nắm bắt được xu hướng chung sẽ làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững. Để làm được như vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách bài bản về doanh nghiệp mình, về những yếu tố tác động đến doanh nghiệp và nhìn nhận, đánh giá thẳng thắn để rút ra bài học. Bất kì một doanh nghiệp nào ra đời và hoạt động thì trên từng giai đoạn phát triển luôn có những khó khăn và thách thức cũng như quy luật cạnh tranh của thị trường chi phối. Doanh nghiệp luôn phải nỗ lực để tồn tại và khẳng định. Không chỉ là những chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu, những con số mà còn là vì danh dự và uy tín, thương hiệu của công ty trên thương trường. vì vậy sản xuất mặt hàng gì, năng lực đến đâu, các khâu tiêu thụ như thế nào để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng là các bước của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đây được coi như khâu cuối trong quá trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiêp nên bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu chú trọng trong việc quản lý đối với hoạt động này. Bởi vì trong quá trình sản xuất nếu có sai sót doanh nghiệp có thể sửa chữa nhưng một khi đã xác định kênh phân phối, sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng thì một lỗi nhỏ cũng sẽ rất khó hay đúng hơn là không thể thay đổi được nữa, hơn nữa, điều đó còn làm mất đi uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trong con mắt của đối tác và khách hàng. Từ thực tế trên em xin chọn đề tài “ Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh”. Công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh đã hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần được một giai đoạn khá lâu, đã có được một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp tuy nhiên để ngày càng lớn mạnh và thành công thì công ty còn phải khắc phục rất nhiều khó khăn hiện tại đặc biệt cần chú trọng hơn nữa trong công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm.
    Trên cơ sở phân tích thực trạng và những kết quả trong những năm qua của công ty, em xin nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cũng như một số kiến nghị đối với nhà nước, ban lãnh đạo công ty cũng như các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm, tạo cho công ty phát triển trong thời kì hội nhập và nền kinh tế còn thị trường cạnh tranh mạnh mẽ.
    Chuyên đề gồm có 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp
    Chương II: Thực trạng và đánh giá quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh
    Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh
    Em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn- PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, các cô, chú, anh, chị trong công ty và các bạn đã giúp đỡ em thực hiện chuyên đề này. Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ và điều kiện còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài làm, em mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ từ cô giáo hướng dẫn và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...