Thạc Sĩ Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1 - Tính cấp thiết của đề tài
    Chuyển đổi từ cơ chế quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế
    thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
    phải đổi mới toàn diện nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tài chính nói chung và
    thuế nói riêng. Từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đã từng bước thực hiện cải cách hệ
    thống chính sách thuế và bộ máy ngành thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngành
    dọc từ Trung ương đến quận huyện. Quản lý thu thuế đã được dổi mới căn bản, từng
    bước hiện đại hóa và phát huy được vai trò tích cực trong việc thực hiện các luật
    thuế mới và tăng thu cho ngân sách nhà nước.
    Trong quản lý thuế các khu vực kinh tế, thì khu vực doanh nghiệp luôn được
    quan tâm hàng đầu vì đây là khu vực đóng góp lớn nhất vào thu ngân sách nhà
    nước, mặc dù số doanh nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng số đối tượng nộp thuế giá
    trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp và bằng 1% tổng số đối tượng nộp thuế,
    nhưng đóng góp gần 2/3 tổng thu nội địa. Số thu của một đối tượng ở khu vực này
    thường gấp nhiều lần số thu của đối tượng là hộ cá thể hoặc cá nhân. Mặt khác, đây
    là khu vực đòi hỏi trình độ quản lý cao của cán bộ thuế và là khu vực có nhiều phức
    tạp nhất trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý.
    Quá trình thực hiện đổi mới quản lý thuế khu vực doanh nghiêp cũng bộc lộ
    nhiều bất cập cả về qui trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồn
    nhân lực, trình độ cán bộ quản lý của cơ quan thuế, chưa tận dụng được kinh
    nghiệm quản lý thu thuế của các nước tiên tiến. Số lượng đối tượng nộp thuế nói
    chung và số doanh nghiệp nói riêng tăng lên nhanh chóng; tính tuân thủ, tự nguyện
    của đối tượng nộp thuế chưa cao, tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế vẫn còn và diễn
    ra ở nhiều địa phương trong cả nước.
    Trước vấn đề đặt ra như trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu cơ bản từ lý
    luận đến thực tiễn để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong đó hoàn
    thiện quản lý thu thuế được coi là nội dung trọng tâm của cải cách hệ thống thuế. Là
    người tham gia quản lý lĩnh vực này của Tổng cục Thuế, tôi lựa chọn đề tài: "Hoàn
    thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay" làm luận văn
    thạc sĩ Kinh doanh và quản lý - chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
    2 - Tình hình nghiên cứu
    Từ năm 1990 đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu quản lý thu thuế, tập
    trung vào các nhóm sau:
    - Quản lý thu thuế trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
    như: "Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội", Luận văn
    thạc sĩ Quản lý kinh tế của Vũ Thị Toản, Hà Nội, 1996; "Các giải pháp nhằm tăng
    cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn Hà Nội", Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh
    tế của Phi Văn Tuấn, Hà Nội, 1997; "Những giải pháp chủ yếu chống thất thu thuế
    trên địa bàn Nghệ An trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế
    của Đoàn Hồng Vũ, Hà Nội, 1999.
    - Ngoài ra, nghiên cứu quản lý thu thuế nói chung có đề tài: "Nâng cao hiệu
    quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới", Luận văn thạc sĩ Kinh tế
    của Trịnh Hoàng Cơ, Hà Nội, 2004.
    Các đề tài, bài viết có đề cập ở mức độ nhất định về quản lý thu thuế đối với
    doanh nghiệp, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống về lĩnh vực
    này.
    Để thực hiện đề tài, chúng tôi có tham khảo ý tưởng trong các công trình
    khoa học, bài viết đã công bố, giúp cho việc hệ thống hoá lĩnh vực nghiên cứu từ
    khi đổi mới đến nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.
    3 - Mục đích của luận văn
    Mục đích chủ yếu của luận văn là nghiên cứu là rõ cơ sở lý luận và thực
    trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp, chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên
    nhân, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta
    hiện nay.
    4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề có liên quan đến quản lý thu thuế
    đối với doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp,
    doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
    nhà nước theo Luật Doanh nghiệp nhà nước.
    - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn giới hạn trong lĩnh vực quản lý thu thuế
    đối với doanh nghiệp của cơ quan thuế nội địa và trong khoảng thời gian từ năm
    1990 đến nay.
    5 - Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
    để nghiên cứu và trình bày các nội dung lý luận và thực tiễn. Luận văn sử dụng một
    số phương pháp khác nhau như kết hợp lịch sử với lôgíc, tổng hợp và phân tích để
    qua đó rút ra kết luận.
    - Nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến thuế và quản lý thu thuế đối với
    đoanh nghiệp; tổng kết quá trình cải cách quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp của
    Việt Nam. Đồng thời, có kết hợp nêu kinh nghiệm các nước tiên tiến.
    6 - Những đóng góp chủ yếu của luận văn
    - Hệ thống hoá và có đóng góp bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về quản
    lý thu thuế đối với doanh nghiệp.
    - Tìm hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý thu thuế đối với doanh
    nghiệp ở một số nước có thể tham khảo vận dụng đối với Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở
    nước ta.
    - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước
    ta hiện nay.
    7 - Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...