Hoàn thiện quản lý thu Thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội) MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thuế là bộ phận quan trọng nhất của NSNN (ngân sách nhà nước), góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Một hệ thống thuế có hiệu lực và hiệu quả là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Điều này không chỉ phụ thuộc vào những chính sách thuế hợp lý mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý thu thuế của nhà nước. Jenkin, G.P. đã cảnh báo những sự cải cách thuế đầy tham vọng sẽ thất bại bởi một nền quản lý thu thuế không hiệu lực và hiệu quả [62, tr.12]. Vì vậy, quản lý thu thuế đang là một vấn đề được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, quản lý thu Thuế đối với doanh nghiệp (DN) ở các nước đang phát triển hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau tạo ra sức ép ngày càng tăng đối với nhiệm vụ thu Thuế của nhà nước. Một trong những thách thức lớn đó là sự đa dạng hành vi tuân thủ thuế của DN. Phức tạp hơn khi hành vi tuân thủ thuế của DN lại chịu ảnh hưởng của nhiều các biến số khác nhau. Những yếu tố này tạo ra bài toán lớn đối với cơ quan thuế trong việc đảm bảo sự tuân thủ thuế của DN. Trong khi nguồn lực cho quản lý thu Thuế ở các nước đang phát triển hiện nay là rất hạn hẹp, sự phức tạp từ các DN ngày một tăng lên dẫn đến nhiều khó khăn hơn đối với cơ quan Thuế trước sức ép phải tăng thu NSNN hàng năm để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho một xã hội đang phát triển. Đây là khó khăn lớn mà ngành Thuế như ở Việt Nam cần phải vượt qua. Từ những những thách thức nói trên, cơ quan Thuế ở nhiều quốc gia đang có những nỗ lực đổi mới hệ thống quản lý thu thuế của mình dựa trên chính những điểm mạnh họ sẵn có, xây dựng chiến lược quản lý thu thuế đối với DN dựa trên quan điểm DN hay đối tượng nộp thuế (ĐTNT) chính là khách hàng của cơ quan thuế. Chiến lược quản lý thu thuế đối với DN ở nhiều quốc gia vì vậy hướng vào những yếu tố thuộc đặc điểm tuân thủ của các nhóm DN khác nhau. Lợi ích kỳ vọng rất nhiều từ chiến lược này là tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của DN và làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế của những DN phản kháng với nghĩa vụ thuế theo hướng tích cực hơn. Chiến lược quản lý thu thuế dựa trên sự tuân thủ của DN giảm gánh nặng quản lý hành chính thuế, đặc biệt ở những thành phố lớn có số lượng DN tăng trưởng nhanh. Những chiến lược hướng về khách hàng bắt đầu được xây dựng và thực thi ở các nước phát triển từ những năm 1970 và hiện nay đang thực hiện ở nhiều nước đang phát triển. Cùng với chiến lược hướng tới khách hàng, nhiều quốc gia đã xây dựng cơ chế tự khai tự nộp (TKTN) thuế. Lợi ích của cơ chế này đã được khẳng định, đó là giảm chi phí tuân thủ thuế; giảm chi phí quản lý hành chính Thuế và nâng cao hiệu lực quản lý thông qua sự tuân thủ tự nguyện. Nhật Bản đã áp dụng hệ thống này từ năm 1974; Australia năm 1994; Anh và Niudilân năm 1995. Tuy còn mới mẻ và nhiều thách thức, hệ thống này cũng đã bắt đầu được áp dụng ở một số nước đang phát triển như Bangladesh, Malayxia, Trung Quốc hay Việt nam. Sự đổi mới quản lý thu Thuế của Nhà nước đối với DN ở Việt nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng nói trên. Ở Việt nam, sự thay đổi cơ chế quản lý thu thuế theo cơ chế TKTN là một tín hiệu tích cực thể hiện xu hướng mới trong quản lý thu thuế là tạo sự chủ động và dân chủ hơn cho DN. Hệ thống quản lý TKTN bắt đầu được thí điểm từ 1/2004 ở một số DN và thí điểm với hai loại thuế cơ bản đó là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập DN, đến nay đã được áp dụng trên toàn quốc. Tại Hà Nội, cơ chế này bắt đầu được thí điểm từ tháng 11/2005 với số lượng 752 doanh nghiệp và hiện tại được áp dụng đối với hầu hết DN trên địa bàn. Tuy nhiên, sự đổi mới nói trên không thể đảm bảo rằng cơ quan quản lý Thuế có thể đạt được sự tuân thủ tự nguyện, đầy đủ của hầu hết các DN, đảm bảo nguồn thu tiềm năng cho NSNN. Trong bối cảnh hành vi và đặc điểm của DN ngày càng phức tạp như ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, quản lý thu thuế cần phải đạt được mục tiêu tuân thủ cao nhất đặc biệt là sự tuân thủ tự nguyện của DN. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi quản lý thu thuế ở các thành phố lớn như Hà Nội có sự đổi mới hoàn toàn về quan điểm, chiến lược, chính sách quản lý thu thuế đối với DN. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý thu Thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội)”. Trang bìa Mục lục Trang Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng trong luận án vii Danh mục các hình, sơ đồ trong luận án viii PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA NHÀ NƯỚC 1.1. Sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp 10 1.1.1. Nộp Thuế - nghĩa vụ tất yếu của doanh nghiệp 10 1.1.2. Sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp 11 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp 18 1.2. Quản lý thu Thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân 32 thủ Thuế của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý thu Thuế đối với doanh nghiệp 32 1.2.2. Bản chất quản lý thu Thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp 35 1.2.3. Nội dung quản lý thu Thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp 38 1.2.4. Quản lý thu Thuế trong mối quan hệ với mức độ tuân thủ thuế của 47 doanh nghiệp 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu Thuế nhằm tăng cường sự tuân 52 thủ Thuế của doanh nghiệp 1.3. Kinh nghiệm quản lý thu Thuế nhằm tăng cường sự tuân 58 thủ Thuế của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới 1.3.1. Xu hướng đổi mới quản lý thu Thuế của nhà nước nhằm tăng cường 58 sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp tại một số quốc gia 1.3.2. Những kinh nghiệm quản lý thu Thuế của nhà nước nhằm tăng cường 68 sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp Chương 2 74 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2 .1 . Thực trạng tuân thủ Thuế của doanh nghiệp trên địa bàn 7 4 Hà Nội 2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội giai đoạn 2000-2008 74 2.1.2. Thuế và các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp trên địa bàn 78 2.1.3. Đánh giá sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp trên địa bàn 79 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp 83 2.2 Thực trạng quản lý thu Thuế của nhà nước nhằm tăng cường 97 sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 2.2.1. Quan điểm, chiến lược quản lý thu Thuế của Nhà nước giai đoạn 97 2005-2010 và kế hoạch quản lý thu Thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 2.2.2. Thực trạng lập dự toán thu Thuế đối với doanh nghiệp 103 2.2.3. Thực trạng tuyên truyền, hỗ trợ DN trên địa bàn 105 2.2.4. Thực trạng quản lý đăng ký, kế khai và nộp Thuế 113 2.2.5. Thực trạng thanh tra Thuế đối với doanh nghiệp 116 2.2.6. Thực trạng cưỡng chế thu nợ và hình phạt pháp luật về Thuế 123 2.2.7. Thực trạng xử lý khiếu nại tố cáo về Thuế 128 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu Thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 131 2.3.1. Ưu điểm 132 2.3.2. Hạn chế 133 2.3.3. Nguyên nhân 136 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.1 Đổi mới quan điểm và chiến lược quản lý thu Thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 3.1.1. Đổi mới quan điểm quản lý thu Thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp 143 3.1.2. xây dựng chiến lược quản lý sự nộp Thuế của doanh nghiệp trong mối quan hệ với mức độ tuân thủ thuế 3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý thu Thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ Thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 3.2.1. Hoàn thiện lập dự toán thu Thuế đối với DN 154 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyên truyền hỗ trợ 156 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý đăng ký, kê khai và nộp Thuế 165 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện thanh tra và kiểm tra Thuế 169 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động cưỡng chế thu nợ và hình phạt về Thuế 177 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý khiếu nại, tố cáo về Thuế 181 3.3. Kiến nghị điều kiện thực thi các giải pháp hoàn thiện quản lý thu Thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan Thuế 184 3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan 190 KẾT LUẬN 193 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 196 TÀI LIỆU THAM KHẢO 197 PHỤ LỤC 204 .