Thạc Sĩ Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC BẢNG viii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 3
    5. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI
    SẢN CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP . 5
    1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản công trong cơ quan hành
    chính sự nghiệp . 5
    1.1.1. Khái niệm về cơ quan hành chính . 5
    1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập . 6
    1.1.3. Khái niệm tài sản công và tài sản công trong khu vực hành
    chính sự nghiệp 6
    1.1.4. Phân loại tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp . 8
    1.1.5. Đặc điểm của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 14
    1.1.6. Vai trò của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 15
    1.2. Quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 17
    1.2.1. Khái niệm về quản lý 17
    1.2.2. Khái niệm về quản lý TSC trong khu vực HCSN . 18
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    iv
    1.2.3. Nội dung quản lý TSC trong khu vực HCSN . 18
    1.2.3.1. Quản lý quá trình hình thành TSC trong khu vực HCSN 18
    1.2.3.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC trong khu vực HCSN 19
    1.2.3.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng TSC trong khu vực HCSN 19
    1.2.4. Sự cần thiết của quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp 19
    1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TSC trong khu vực HCSN 21
    1.2.5.1. Nhóm các nhân tố từ hệ thống quản lý TSC trong khu vực HCSN . 21
    1.2.5.2. Nhóm các nhân tố đối tượng sử dụng 22
    1.3. Kinh nghiệm quản lý TSC khu vực hành chính sự nghiệp ở một số
    tỉnh trong nước 23
    1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên . 23
    1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình . 24
    1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau 25
    1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Tuyên Quang 26
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
    2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 28
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.2.1. Phương pháp luận 28
    2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể . 29
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 31
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG
    KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG 32
    3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang 32
    3.1.1. Diện tích, vị trí địa lý 32
    3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 35
    3.2. Thực trạng TSC trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên Quang . 39
    3.3. Thực trạng quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang . 42
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    v
    3.3.1. Mô hình quản lý TSC 42
    3.3.2. Các cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh Tuyên Quang 45
    3.3.3. Thẩm định nhu cầu đầu tư mua sắm TSC . 47
    3.3.4. Điều chuyển, thanh lý tài sản công . 51
    3.3.5. Tổ chức sử dụng TSC và chế độ thông tin báo cáo 51
    3.4. Đánh giá chung về quản lý TSC trong khu vực HCSN khu vực tỉnh
    Tuyên Quang . 52
    3.4.1. Kết quả đạt được . 52
    3.4.2. Hạn chế 54
    3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 56
    Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN
    CÔNG TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TỈNH
    TUYÊN QUANG 60
    4.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN
    tỉnh Tuyên Quang 60
    4.1.1. Quan điểm . 60
    4.1.2. Yêu cầu 61
    4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh
    Tuyên Quang 61
    4.2.1. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức, qui định sử
    dụng TSC làm căn cứ pháp lý về quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách
    về quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN 61
    4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển
    khai thực hiện quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN . 66
    4.2.3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham
    nhũng, tham ô, lãng phí trong việc quản lý và sử dụng TSC trong khu
    vực HCSN . 69
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    vi
    4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
    về quản lý TSC 71
    4.2.5. Tăng cường sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quản
    lý TSC trong khu vực HCSN 73
    4.2.6. Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý TSC . 73
    4.3. Kiến nghị 74
    4.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương 74
    4.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Tuyên Quang 75
    KẾT LUẬN 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    vii
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

    BTC : Bộ tài chính
    CP : Chính phủ
    CQHC : Cơ quan hành chính
    ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp
    HCSN : Hành chính sự nghiệp
    NSNN : Ngân sách nhà nước
    PTĐL : Phương tiện đi lại
    QLCS : Quản lý công sản
    STC : Sở Tài chính
    TSLV : Tài sản làm việc
    TSNN : Tài sản nhà nước
    UBND : Ủy ban nhân dân






    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    viii
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu KTXH tỉnh Tuyên Quang 2009-2013 . 37
    Bảng 3.2: Tổng hợp tài sản nhà nước trong khu vực HCSN ở tỉnh Tuyên
    Quang tính đến 31/12/2013 . 40
    Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn hình thành tài sản nhà nước trong khu vực
    HCSN tỉnh Tuyên Quang qua các năm từ năm 2009 - 2013 . 41
    Bảng 3.4: Kết quả đầu tư trụ sở làm việc giai đoạn 2009-2013 . 48
    Bảng 3.5: Kết quả mua sắm PTĐL và tài sản khác có trị giá từ 500 triệu
    đồng trở lên giai đoạn 2009-2013 . 50


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    ix
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1.1: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo công dụng
    của tài sản 9
    Sơ đồ 1.2: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo cấp quản lý . 11
    Sơ đồ 1.3: Phân loại tài sản công trong khu vực HCSN theo đối tượng sử
    dụng tài sản . 12
    Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy cơ quan quản lý TSC trong khu vực
    HCSN tỉnh Tuyên Quang 44


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Lịch sử hình thành, tổ chức và phát triển của các nước trên thế giới đã
    khẳng định rằng: Tài sản công (TSC) là nguồn lực nội sinh của đất nước, là
    yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính
    tiềm năng cho đầu tư phát triển nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “TSC là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và
    xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giầu nước mạnh, để nâng cao đời
    sống nhân dân” (Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006, tr.79). Vì
    vậy TSC là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho nền
    kinh tế nhà nước giữ vai trò trọng yếu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân
    để hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra. Dù không tham gia trực tiếp vào sản
    xuất nhưng TSC có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Ớ
    các quốc gia phát triển, quản lý tốt tài sản công cũng được coi là một trong
    những tiêu chí để đánh giá chất lượng quản lý nói chung của nhà nước. Nhà
    nước là chủ sở hữu của mọi TSC, song Nhà nước không phải là người trực
    tiếp sử dụng toàn bộ TSC mà TSC được Nhà nước giao cho các cơ quan, đơn
    vị thuộc bộ máy nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng. Quản lý, sử dụng hiệu
    quả TSC là góp phần nhằm phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường,
    không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân.
    TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận quan
    trọng trong toàn bộ TSC của đất nước, được nhà nước giao cho các cơ quan
    hành chính, đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng. Để quản lý TSC
    trong khu vực HCSN, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm
    quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN có hiệu quả, tiết kiệm như: luật
    đất đai, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật quản lý tài sản nhà nước,
    nghị định 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    2
    nhà nước . Trong bối cảnh đó, TSC trong khu vực HCSN đã được quản lý, sử
    dụng góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
    Song việc quản lý và sử dụng TSC trong khu vực HCSN còn có những hạn
    chế, chưa thực sự thích ứng với thực tế, hơn nữa ở mỗi khu vực, địa bàn lại có
    những đặc thù riêng. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử
    dụng TSC trong khu vực HCSN không đáp ứng mục đích, gây lãng phí, thất
    thoát diễn ra như: đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định
    mức, sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân . Đây là vấn đề nóng được mọi
    người và các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm. Do vậy việc nâng cao
    hiệu quả quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN là một yêu cầu để tạo
    nên nền móng vững chắc giải quyết những vấn đề cơ bản hiện nay.
    Đối với tỉnh Tuyên Quang cũng vậy, nhất là để góp phần thực hiện
    thành công nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 -2015 đó
    là: “Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh toàn
    diện sự nghiệp đổi mới, sớm đưa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém
    phát triển” và phương châm hành động “Ổn định hài hòa, tập trung đột phá,
    khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển”, bởi vậy vấn đề quản lý và sử
    dụng TSC cũng đóng góp một phần quan trọng. Chính vì vậy em chọn đề
    tài “ Hoàn thiện quản lý tài sản công đối với cơ quan hành chính sự nghiệp
    tại tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý
    kinh tế và hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ đáp ứng đòi hỏi thực tiễn
    đang đặt ra hiện nay.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Luận văn đi phân tích thực trạng công tác quản lý TSC trong khu vực
    HCSN tại tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện
    quản lý TSC trong khu vực HCSN tại tỉnh Tuyên Quang, góp phần vào phát
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    3
    triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tuyên Quang.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý TSC trong
    khu vực HCSN của một địa phương.
    - Phân tích thực trạng công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh
    Tuyên Quang. Từ đó, rút ra đánh giá chung về những kết quả đạt được, những
    tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN tỉnh
    Tuyên Quang.
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần nhằm hoàn thiện quản
    lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong những
    năm tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: là công tác quản lý TSC đối với cơ quan hành
    chính sự nghiệp từ khâu hình thành đến khâu kết thúc.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    + Phạm vi nội dung: Khái niệm tài sản công là một khái niệm rất
    rộng có tính tương đối và được hiểu theo những nghĩa khác nhau tùy
    thuộc vào qui định, mô hình quản lý của từng khu vực, xã hội và mô hình
    kinh tế. Tài sản công trong cơ quan hành chính sự nghiệp có phạm vi rất
    rộng, bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, đề tài chỉ tập trung vào công
    tác quản lý các tài sản: tài sản làm việc, phương tiện đi lại và các tài sản
    khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
    + Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
    + Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2009 đến
    năm 2013.
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    - Đánh giá thực trạng quản lý TSC trong khu vực HCSN của tỉnh
    Tuyên Quang, tìm ra hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    4
    - Đề ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý TSC đối với
    CQHC sự nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo nội
    dung luận văn kết cấu thành 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và TSC trong khu
    vực HCSN.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý TSC trong cơ quan hành chính sự
    nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.
    Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý TSC trong cơ quan hành
    chính sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.
     
Đang tải...