Luận Văn Hoàn thiện quản lý tài chính tại trung tâm Truyền hình Cáp trực thuộc đài Truyền hình Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện quản lý tài chính tại trung tâm Truyền hình Cáp trực thuộc đài Truyền hình Việt Nam

    Thế kỷ XXI là thế kỷ mà thời cơ và thách thức song song cùng tồn tại. Cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế, quan hệ kinh tế giữa các nước ngày trở nên mật thiết, đồng thời sự cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá và đặc biệt là thông tin ngày càng trở nên gay gắt.
    Thông tin ngày nay được xem như một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Sự phát triển của thế giới trong những thập niên gần đây cho thấy vai trò ngày càng tăng của thông tin trong quá trình biến đổi khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thành công hay thất bại của một quốc gia tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng chiếm được lợi thế thông tin. Thiếu thông tin, các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả. Chính V.I Lênin đã từng khẳng định "Không có thông tin thì không có thắng lợi trong bất cứ lĩnh vực nào, cả khoa học, kỹ thuật và sản xuất".
    Truyền hình là một trong những phương tiện thông tin đại chúng có tác động mạnh mẽ và sâu rộng nhất, đang ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý đất nước; là phương tiện trong việc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc; là nguồn cung cấp tri thức một cách tương đối toàn diện cho công chúng.
    Nằm trong hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, góp phần nâng cao dân trí và phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân. Cũng như những ngành kinh tế- kỹ thuật khác, Đài Truyền hình Việt Nam cũng trải qua các giai đoạn thăng trầm cùng với quá trình phát triển của đất nước. Từ năm 1995 đến nay Truyền hình Việt Nam đã có những bước đột phá cả về quy mô phát triển và chất lượng chương trình.
    Về cơ chế quản lý tài chính, giai đoạn trước năm 1995, mặc dù đất nước đã trải qua hàng chục năm đổi mới, nhưng đối với hoạt động Truyền hình thì khái niệm hạch toán thu, chi vẫn còn xa lạ. Đổi mới dường như chỉ là công việc của các đơn vị kinh doanh, còn Truyền hình được coi là một hoạt động đặc biệt, thuộc độc quyền nhà nước, vì thế vẫn được hưởng cơ chế tài chính bao cấp đặc biệt của Nhà nước. Với cơ chế bao cấp đặc biệt đó, sau 25 năm ra đời và phát triển, Đài Truyền hình Việt Nam cũng chỉ ở quy mô một kênh chương trình, phát sóng 4 tiếng một ngày và phủ sóng ở phạm vi đồng bằng sông Hồng.
    Từ năm 2001, với việc thực hiện Quyết định 87/TTg ngày 01/6/2001 về khoán thu, chi cho các hoạt động Đài Truyền hình Việt Nam và hiện nay theo Quyết định 124/TTg ngày 31/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động truyền hình dần thoát khỏi cơ chế bao cấp, tạo điều kiện và động lực mới cho Truyền hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Ưu điểm cơ bản của cơ chế tài chính hiện hành là đã tạo được hệ thống các tiêu chuẩn định mức lao động truyền hình, làm cơ sở khoán sản phẩm truyền hình cho từng chức danh lao động. Tuy nhiên, Đài Truyền hình Việt Nam từ một đơn vị hành chính sự nghiệp thuần tuý, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu, cơ chế tài chính hiện hành cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập. Trước hết là sự khác biệt giữa cơ chế tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam với cơ chế tài chính đang áp dụng chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu theo Nghị định 10/2001/NĐ-CP. Hơn nữa trong nội bộ Đài Truyền hình Việt Nam, việc áp dụng đồng nhất cơ chế tài chính giữa đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY-TV) và các đơn vị thuần tuý sự nghiệp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam cũng bộc lộ những bất hợp lý, làm mất đi lợi thế cạnh tranh và động lực phát triển của các đơn vị kinh doanh dịch vụ này.
    Để phát triển Đài truyền hình Việt Nam theo hướng trở thành một tập đoàn truyền thông, vấn đề kinh doanh dịch vụ truyền hình nói chung và kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền nói riêng có một vị trí quan trọng trong việc tạo nguồn lực tài chính cho việc phát triển hoạt động truyền hình trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền là lĩnh vực kinh doanh rất mới mẻ, đến nay vẫn chưa có được một cơ chế tài chính phù hợp. Trung tâm Truyền hình Cáp, đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam hiện vẫn áp dụng quy chế quản lý tài chính như các đơn vị sự nghiệp thuần tuý không làm nhiệm vụ kinh doanh (các ban biên tập). Các đơn vị làm nhiệm vụ kinh doanh cũng chưa có quyền tự chủ tài chính trong việc thực hiện những quyết định kinh doanh của mình. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu để hoàn thiện quản lý tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền trở thành một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
    Sau thời gian hơn ba tháng thực tập tại phòng Kế hoạch, Ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam, nhận thức rõ ràng tình hình thực tế, cùng với những kiến thức đã được học từ những bộ môn của khoa Khoa học quản lý, em đã quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm Truyền hình Cáp trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam” với mong muốn áp dụng một cách có hiệu quả nhất những kiến thức đã được trang bị vào thực tiễn tại Trung tâm Truyền hình Cáp.
    Kết cấu của báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm những phần chính sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính cho hoạt động truyền hình và truyền hình trả tiền.
    Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm truyền hình Cáp Việt Nam.
    Chương 3: Hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm truyền hình Cáp trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...