Thạc Sĩ Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tp. Hcm

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Văn kiện đại hội lần thứ XI của đảng tiếp tục khẳng định “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục”. Như vậy, chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong đó có đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đại học là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, việc nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học đã giúp các trường ĐHCL chủ động hơn trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ đào tạo với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức. Mặc khác qua trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
    Trong những năm gần đây giáo dục đại học ở Việt Nam có rất nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều trường đại học ngoài công lập, đại học nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và nhiều chương trình du học tại chổ của nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam. Điều này, đã đặt các trường ĐHCL của Việt Nam vào một vị thế cạnh tranh lẫn nhau ngày càng tăng và cạnh tranh với những tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học của nước ngoài ngày càng cao hơn. Mặt khác, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trao quyền tự chủ cho các trường ĐHCL, nhà nước sẽ từng bước giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đại học với mục tiêu tăng tính tự chủ cho các trường nhằm giúp các trường nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm gánh nặng ngân sách chi cho giáo dục đại học. Như
    vậy, về mặt tài chính các trường ĐHCL ở Việt Nam phải chủ động chuyển đổi nguồn thu theo hướng từ một cơ cấu nguồn thu chủ yếu dựa vào sự tài trợ của nhà nước sang một cơ chế nguồn thu đa dạng hơn, dựa nhiều hơn vào học phí cũng như những hoạt động dịch vụ khác của nhà trường.
    Trong bối cảnh đó, các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và phát triển bền vững. Như vậy, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, các trường ĐHCL, đặc biệt các trường tự chủ hoàn toàn về tài chính trên địa bàn TP. HCM ngày càng gập nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên trong điều kiện NSNN cấp chi thường xuyên cho giáo dục đại học có xu hướng giảm xuống và học phí vẫn bị khống chế bởi mức trần thu học phí.
    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM” với mong muốn tìm hiểu thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn tài chính theo hướng bền vững cho các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM trong thời gian tới.

    MỤC LỤC


    Trang phụ bìa 1
    Mục lục
    Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
    Các chữ viết tắt
    Mở đầu
    Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập . 01
    1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập . 01
    1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập 01
    1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập . 01
    1.1.1.2 Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập 02
    1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập . 03
    1.1.2.1 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo nguồn thu 03
    1.1.2.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo nội dung hoạt động . 04
    1.1.3 Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập 05
    1.1.4 Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo . 06
    1.2 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập 07
    1.2.1 Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính tại các trường đại học công lập . 07
    1.2.1.1 Khái niệm về tài chính . 07
    1.2.1.2 Khái niệm quản lý tài chính 08
    1.2.2 Nội dung quản lý tài chính tại các trường đại học công lập . 10
    1.2.2.1 Mô hình hoạt động tài chính các trường đại học công lập . 10
    1.2.2.2 Quản lý các nguồn lực tài chính 12
    1.2.2.3 Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính 13
    1.2.2.4 Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ 15
    1.3 Các công cụ quản lý tài chính tại các trường đại học công lập . 16
    1.3.1 Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước 16
    1.3.2 Công tác kế hoạch 16
    1.3.3 Quy chế chi tiêu nội bộ 16
    1.3.4 Hạch toán, kế toán, kiểm toán . 17
    1.3.5 Hệ thống thanh tra, kiểm tra 17
    1.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính . 17
    1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại các trường đại học của một số nước trên thế giới . 18
    1.4.1 Kinh nghiệm của nước ngoài . 18
    1.4.2 Bài học kinh nghiệm 19
    Chương 2 : Thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM 21
    2.1 Khái quát về bộ máy tổ chức của các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay 21
    2.1.1 Mô hình tổ chức gồm 3 cấp hành chính 21
    2.1.2 Bộ máy tổ chức của các trường đại học công lập . 23
    2.1.3 Các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM . 24
    2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM . 26
    2.2.1 Quản lý các nguồn lực tài chính 26
    2.2.1.1 Quản lý nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp . 28
    2.2.1.2 Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp . 33
    2.2.1.3 Các nguồn thu khác . 40
    2.2.2 Thực trạng quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính 41
    2.2.2.1 Quản lý chi thường xuyên . 43
    2.2.2.2 Quản lý chi không thường xuyên 49
    2.2.2.3 Quản lý chi khác 52
    2.2.2.4 Quản lý việc trích lập và sử dụng các quỹ 53
    2.2.3 Điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động giảng dạy và học tập 55
    2.3 Thực trạng sử dụng các công cụ quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM 56
    2.3.1 Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước . 56
    2.3.2 Công tác kế hoạch . 57
    2.3.3 Qui chế chi tiêu nội bộ 57
    2.3.4 Công cụ hạch toán, kế toán, kiểm toán 58
    2.3.5 Kiểm tra, thanh tra 59
    2.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính 59
    2.4 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM . 60
    2.4.1 Những kết quả đạt được . 60
    2.4.1.1 Nguồn thu của các trường có xu hướng tăng lên . 60
    2.4.1.2 Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm 60
    2.4.1.3 Góp phần đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo và nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học 61
    2.4.1.4 Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức . 61
    2.4.1.5 Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả 62
    2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 62
    2.4.2.1 Hạn chế 62
    2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế 65
    Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM . 70
    3.1 Định hướng phát triển tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam 70
    3.1.1 Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020 70
    3.1.2 Định hướng phát triển bền vững về tài chính cho các trường đại học công lập ở Việt Nam 71
    3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM . 74
    3.2.1 Đối với nhà nước . 74
    3.2.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý . 74
    3.2.1.2 Tăng cường đầu tư của nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại học công lập . 75
    3.2.1.3 Hoàn thiện phương thức giao ngân sách cho giáo dục đại học . 75
    3.2.1.4 Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học công lập trước hết là các trường trọng điểm trong việc quyết định về tuyển sinh, chương trình đào tạo, cấp văn bằng các hình thức đào tạo . 76
    3.2.1.5 Nhà nước cần trao cho các trường đại học trọng điểm, các trường đại học công lập tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động thường xuyên được quyền tự chủ về mức thu học phí . 78
    3.2.2 Đối với các trường đại học công lập trên địa bàn TP. HCM . 79
    3.2.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính 79
    3.2.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính 80
    3.2.2.3 Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất . 82
    3.2.2.4 Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ 82
    3.2.2.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính 82
    3.2.2.6 Tăng cường công tác hạch toán kế toán, kiểm toán đi đôi với công khai tài chính 83
    3.2.2.7 Hoàn thiện cơ chế trả lương và thu nhập cho cán bộ viên chức . 84
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...