Luận Văn Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 25/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nông nghiệp có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Làm thế nào để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Trong đó vấn đề hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được coi là một trong những nội dung có tính cấp thiết và tất yếu khách quan nhằm làm cơ sở tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
    Trong thời gian qua, đăc biệt từ năm 1998 đến nay, tỉnh Khánh Hoà bước đầu quan tâm đến công tác quy hoạch đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng ở cả 3 cấp từ cấp xã, huyện, tỉnh. Tổ chức xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để làm cơ sở cho việc giao đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP cho các hộ nông dân, các nông lâm trường, doanh nghiệp sử dụng. Quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, song vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải quan tâm giải quyết, cụ thể như: chưa gắn kết quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở trên địa bàn. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các ngành, huyện, xã vẫn còn thiếu sự đồng bộ, chưa cụ thể, chi tiết dẫn tới quy hoạch còn mang tính chung chung, tính khả thi và tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn thấp. Các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà còn chưa tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy phạm, trong quá trình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Mặt khác, thiếu các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp chi tiết, đặc biệt ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển, vùng trồng cây công nghiệp và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà hiện nay còn nhiều hạn chế, điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do trình độ, năng lực của cán bộ quản lý về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, chưa ngang tầm với yêu cầu thực tế đang đòi hỏi; thiếu các văn bản có tính chất pháp lý về các quy định, quy tắc, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
    Để khắc phục tình trạng này cần phải có một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn nói trên. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà” thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu đang đặt ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà thực sự bắt đầu triển khai vào cuối năm 1998. Hàng năm, theo chức năng của mình sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sở Tài nguyên và Môi trường có báo cáo, đánh giá thực trạng tình hình quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở trên địa bàn; bên cạnh đó cho đến nay mới thỉnh thoảng có một vài báo cáo, một số bài báo, bản tổng kết liên quan đến quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
    Ngoài ra chưa có một công trình nào nghiên cứu về quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, kể cả các đề tài cấp tỉnh, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu đề tài này là rất mới mẻ, đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu một cách công phu mới có thể đạt được yêu cầu đặt ra.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Luận giải các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
    Đề xuất những giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Khánh Hoà.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước trong quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong những năm qua, rút ra những ưu điểm và tồn tại, những nguyên nhân và các tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà.
    - Xây dựng các hệ thống giải pháp có tính khả thi để tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, từ năm 2001 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    - Dựa vào những lý thuyết, luận điểm, quan điểm về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và sự quản lý của Nhà nước đối với công tác này.
    - Dựa vào những quy trình, quy phạm trong quá trình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được nhà nước và các cấp, các ngành chức năng có thẩm quyền ban hành.
    - Căn cứ vào chức năng của nhà nước về quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tổng hợp, phân tích, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn. Mặt khác còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế ở các huyện, xã về công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    - Đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, qua đó làm rõ chức năng quản lý của nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
    - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi làm cơ sở tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 3 chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...