Luận Văn Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

    Về mặt lý luận, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc về nhiều mặt: khoa học kỹ thuật và công nghệ có những bước nhảy vọt; kinh tế tri thức bước đầu tham gia vào phát triển lực lượng sản xuất; xu hướng toàn cầu hoá và hợp tác là một xu thế khách quan; hoà bình, hợp tác và phát triển là một xu thế lớn đang được đông đảo các nước, các dân tộc hưởng ứng tích cực. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về du lịch tăng mạnh; ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ và vận hội mới, tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.

    Về mặt thực tiễn, Lâm Đồng có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, trong những năm qua ngành du lịch đã phát huy được phần nào lợi thế và đạt được một số kết quả nhất định cùng với các ngành kinh tế khác từng bước đưa tỉnh Lâm Đồng vượt khỏi tình trạng chậm phát triển. Song du lịch Lâm Đồng vẫn là một ngành chậm phát triển, chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có; sự hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là quản lý nhà nước (QLNN) đối với ngành du lịch còn có những bất cập. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống đề ra những giải pháp QLNN nhằm phát triển ngành du lịch, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Lâm Đồng là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết.

    Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng" để làm đề tài nghiên cứu của mình.

    Tổng quan nghiên cứu

    Qua nghiên cứu một số công trình chủ yếu về quản lý và kinh doanh có liên quan đến ngành du lịch của các tác giả đã nghiên cứu trước đây. Tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về du lịch có rất nhiều nội dung, nhưng chủ yếu là tập trung vào các loại hình kinh doanh và phát triển du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia hoặc địa phương. Các đề tài nghiên cứu QLNN về du lịch chỉ dừng lại ở phạm vi từng lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch, chứ chưa nghiên cứu một cách tổng thể của ngành mà đặc biệt là QLNN về du lịch của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Do đó, tác giả của luận án này chọn đề tài QLNN về du lịch của một địa phương mà cụ thể là của tỉnh Lâm Đồng để nghiên cứu tìm ra giải pháp hoàn thiện QLNN đối với ngành du lịch địa phương là mở ra hướng nghiên cứu mới.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở vận dụng lý luận chung của QLNN về kinh tế nói chung, QLNN về du lịch nói riêng; luận án sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện QLNN về du lịch góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Thực trạng QLNN đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001-2007; phương hướng, biện pháp hoàn thiện QLNN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

    Phương pháp nghiên cứu

    Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích kinh tế.

    Đóng góp của luận án

    QLNN địa phương về kinh tế nói chung, về du lịch nói riêng là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, luận án sẽ làm rõ nội dung QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là địa bàn cấp tỉnh).

    Phân tích thực trạng QLNN của tỉnh Lâm Đồng đối với ngành du lịch trong thời gian qua để đề ra phương hướng QLNN phù hợp cho thời gian tới.

    Đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện QLNN đối với ngành du lịch trong thời gian tới để đạt được những mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.

    Bố cục của luận án

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được chia làm 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố.

    Chương 2: Thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2007.

    Chương 3: Hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...