Luận Văn Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Trong những thập niên qua, viễn thông Việt Nam đã không ngừng đẩy nhanh tốc
    độ phát triển tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới. Mạng điện thoại với số thuê bao
    xấp xỉ 32 triệu máy, mật độ đạt gần 37 máy/100 dân, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 30%
    đến 50% đã đưa nước ta trở thành nước đứng thứ nhất trên thế giới về tốc độ phát triển
    viễn thông. Cùng với sự phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật, các mối quan hệ trong lĩnh
    vực viễn thông cũng có những sự biến đổi to lớn. Từ một thị trường chỉ có một nhà kinh
    doanh duy nhất là Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn bưu
    chính viễn thông Việt Nam - VNPT) chuyển dần sang thị trường tự do cạnh tranh. Sự đổi
    mới này đã làm cho các mối quan hệ của các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong lĩnh
    vực này ngày càng trở nên phong phú. Mối quan hệ này cần phải được quản lý một cách
    chặt chẽ để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp
    hoạt động trong lĩnh vực này có quyền bình đẳng với nhau, đồng thời phải bảo đảm đúng
    định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Từ thực tiễn trên, Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông trở
    thành một đề tài hết sức quan trọng, góp phần để Nhà nước ta quản lý tốt nền kinh tế thị
    trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu luận án
    Mục đích của luận án là: Nghiên cứu, tổng kết và làm rõ thêm các vấn đề lý luận
    chung về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông; Phân tích thực trạng công tác
    quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông của nước ta hiện nay; Đề xuất một số vấn đề
    hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông trong giai đoạn đầu hội nhập
    kinh tế thế giới.
    Về ý nghĩa, đề tài này có ý nghĩa thực tiễn và lâu dài. Thứ nhất là, vấn đề quản lý
    nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông hiện nay đang được Bộ Bưu chính Viễn thông đặt ra
    nghiên cứu và hoàn thiện. Thứ hai là, lĩnh vực kinh doanh viễn thông luôn là lĩnh vực có
    sức hấp dẫn, số lượng nhà kinh doanh viễn thông sẽ không ngừng tăng lên, mối quan hệ
    giữa chúng cũng sẽ ngày càng phức tạp, vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn
    thông cũng không ngừng cần phải có sự hoàn thiện.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông.
    Phạm vi nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông là một phạm trù với
    nội hàm bao gồm nhiều vấn đề rất lớn như: Xây dựng định hướng, chương trình, chiến
    lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển viễn thông quốc gia; Định hướng và tạo điều kiện
    cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển; Nghiên cứu, dự thảo các văn bản quy phạm
    pháp luật về viễn thông; Ban hành các chính sách quản lý; Tổ chức thực hiện các văn bản
    quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển viễn thông. Thanh tra,
    kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật về lĩnh vực viễn thông. Tuy
    3
    nhiên, do thời gian, điều kiện và khả năng nghiên cứu có hạn, luận án này chỉ tập trung
    nghiên cứu riêng lĩnh vực viễn thông của ngành Bưu chính Viễn thông trong giai đoạn
    đầu hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. Trong đó chuyên sâu về các chính sách điều tiết
    thị trường viễn thông và cải cách ngành viễn thông Việt Nam.
    4. Các phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp
    phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp.
    5. Những điểm mới của luận án
    Phân tích hệ thống và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối
    với lĩnh vực viễn thông phù hợp với tính chất và đặc điểm của ngành viễn thông.
    Tổng hợp, phân tích một số mặt hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn
    thông của một số nước trên thế giới.
    Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông ở nước ta từ khi
    chuyển sang kinh tế thị trường; Xác định những điểm hợp lý, bất hợp lý trong quản
    lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông.
    Đề xuất những quan điểm và một số vấn đề hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
    lĩnh vực viễn thông trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế thế giới của nước ta.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần tổng quan, phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
    dung cơ bản của luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông
    Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông Việt Nam
    Chương 3: Một số vấn đề cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông
    Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...