Thạc Sĩ Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ hạng 1

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
    ATVSTP là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe con
    người và xã hội. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện
    sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.
    ATVSTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà
    còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương
    mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần
    quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và
    hội nhập quốc tế. Việc được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở
    thành quyền cơ bản đối với mỗi con người.
    Ở Việt Nam, chợ là một trong những loại hình kinh doanh thương
    mại, có vai trò lớn trong hệ thống phân phối hàng hóa. Từ khi có Nghị
    định 02 (2003) đến nay, cả nước đã xây mới 1.544 chợ, cải tạo nâng cấp
    được 2.375 chợ các loại (các loại chợ được xây dựng mới và được cải
    tạo nâng cấp chủ yếu là chợ hạng III), nâng tổng số chợ trong cả nước
    đến nay khoảng 8.729 chợ (trong đó có 236 chợ hạng I, chiếm tỷ lệ
    2,76%; 935 chợ hạng II chiếm tỷ lệ 10,94%; 7.593 chợ hạng III chiếm tỷ
    lệ 86,30%), trong đó chợ nông thôn chiếm khoảng 77,38%.
    Chợ không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn là một nét văn hóa,
    truyền thống. Hơn 70% dân số của nước ta, đặc biệt là ở các vùng nông
    thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, chưa hợp với các loại hình thương mại
    hiện đại. Hơn nữa hệ thống chợ có vị trí, vai trò quan trọng đối với
    thương mại trong nước và đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện tại,
    lượng hàng hóa lưu thông qua chợ chiếm tỷ trọng trên 40%, đặc biệt đối
    với thực phẩm tươi sống chủ yếu là mua bán qua chợ. Không thể thay
    thế chợ bằng các loại hình thương mại hiện đại khác, vì vậy công tác bảo 2

    đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ ngày càng trở nên quan trọng.
    Chợ hạng 1 là chợ có quy mô lớn, có những chợ hoạt động đặc thù về
    thực phẩm như chợ đầu mối, là nơi phát luồng hàng đi các chợ dân sinh,
    do đó thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ hạng 1 sẽ góp
    phần rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu mà Đảng và nhà nước đề ra:
    “thực phẩm an toàn từ trang trạng đến bàn ăn”.
    Bộ Công Thương có nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATVSTP tại
    chợ; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của chợ,
    trong đó có việc xây dựng qui hoạch và ban hành cơ chế, chính sách về
    phát triển và quản lý chợ, quản lý ATVSTP tại chợ. Trong thời gian qua,
    công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung đã có tiến bộ và
    đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về
    ATVSTP tại chợ còn nhiều bất cập và lùng túng dẫn đến những bức xúc
    trong dư luận.
    Nhận thức được điều này, trên cơ sở kết hợp lý luận với thực tiễn,
    các kiến thức đã được học và với kinh nghiệm công tác tại Bộ Công
    Thương, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện quản lý nhà
    nước của Bộ Công Thương về ATVSTP tại các chợ hạng 1” làm Luận
    văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện để hướng tới những mục
    tiêu sau:
    + Xây dựng được khung lý thuyết về quản lý nhà nước của bộ công
    thương về ATVSTP tại chợ hạng 1.
    + Nghiên cứu, phân tích và đánh giá được thực trạng quản lý của Bộ
    Công Thương về ATVSTP tại các chợ hạng 1ở Việt Nam. 3

    + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về
    ATVSTP tại các chợ hạng 1 của Bộ Công Thương đến năm 2020.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    + Khái quát lý luận quản lý nhà nước ATVSTP tại chợ;
    + Phân tích thực trạng ATVSTP tại chợ hạng I, thực trạng quản lý
    nhà nước về ATVSTP tại chợ; tìm ra những vấn đề cần giải quyết trong
    việc quản lý ATVSTP tại chợ; những khó khăn vướng mắc trong quá
    trình quản lý nhà nước về ATVSTP tại chợ của Bộ Công Thương; từ đó
    đưa ra các giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước từ
    Trung ương đến địa phương về công tác quản lý ATVSTP tại chợ, hoàn
    thiện quản lý nhà nước về ATVSTP tại chợ nói chung và của Bộ Công
    Thương nói riêng.
    3. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
    Câu hỏi lớn: Làm thế nào để hoàn thiện quản lý nhà nước về
    ATVSTP của Bộ Công Thương tại chợ hạng I?
    Câu hỏi liên quan:
    - Thực trạng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về ATVSTP
    tại chợ hạng I như thế nào?
    - Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý
    nhà nước của Bộ Công Thương về ATVSTP tại chợ hạng I là gì?
    - Giải pháp để thúc đẩy vai trò quản lý nhà nước của Bộ Công
    Thương về an toàn thực phẩm tại chợ hạng I như thế nào?
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về
    ATVSTP tại chợ hạng I.
    - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước của Bộ
    Công Thương theo quy trình quản lý.
    + Về thời gian: Đề tài thu thập dữ liệu giai đoạn 2011-2013; Đề
    xuất giải pháp đến năm 2020.
    5. Kết cấu của luận văn
    Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận được kết cấu thành 4
    chương, cụ thể như sau:
    Chương 1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận quản lý nhà nước
    về ATVSTP;
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu;
    Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về
    ATVSTP tại chợ hạng I giai đoạn 2011-2013;
    Chương 4. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công
    Thương về ATVSTP tại các chợ hạng 1.
     
Đang tải...