Thạc Sĩ Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thi trấn theo hướng tự cân đối

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Ở Việt Nam chúng ta, chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở nơi trực tiếp nắm bắt, giải quyết các nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn. Các nội dung công việc của chính quyền cấp xã đòi hỏi một nguồn lực tài chính đáp ứng rất lớn và có ý nghĩa tiên quyết mà chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo. Chính vì thế việc quản lý ngân sách và tài chính xã một cách tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và khoa học càng cần thiết hơn bao giờ hết.
    Luật ngân sách nhà nước ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm 1996 có hiệu lực năm 1997 và đã được sửa đổi bổ sung vào tháng 5/1998 cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên trước sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hoá trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, tại kỳ họp thứ hai của Quốc Hội khó XI ngày 16/12/2002, Luật NSNN Việt Nam đã được thay đổi và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004. Từ khi thực hiện Luật NSNN năm 2002 đến nay đã chứng tỏ được tính khoa học, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn với vai trò thúc đẩy vỉ mô nền kinh tế.
    Từ khi thực hiện Luật ngân sách đến nay Chính phủ và chính quyền địa phương đã làm nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công, thế nhưng kết quả đạt được chưa cao. Nhiều địa phương đã không thực hiện tốt những nội dung mà Luật ngân sách quy định, đặc biệt là việc thời gian lập dự toán, quyết toán và thực hiện việc công khai minh bạch, chính xác khách quan trong công tác quản lý điều hành ngân sách. Một trong những cấp còn tồn tại chủ yếu lại là từ ngân sách cấp cơ sở - Ngân sách xã.
    Là ngân sách cấp cơ sở ngoài việc chấp hành theo luật ngân sách Nhà nước, ngân sách xã còn được hướng dẫn riêng và chịu sự chi phối bởi các nghị quyết và chính sách của nhà nước cấp Tỉnh. Do vậy, công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn được thực hiện tốt, đặc biệt là tăng cường phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn theo hướng tự cân đối là góp phần thực hiện thành công công tác điều hành ngân sách địa phương nói riêng và quản lý nhà nước địa phương nói chung.
    Đối với Quảng Trị, một tỉnh đang còn bị động nguồn lực tài chính từ ngân sách Trung ương, thì vấn đề giải quyết nguồn lực tài chính cho ngân sách cấp xã còn đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy với bản thân phát triển nội lực cần phải có những giải pháp để tăng cường chủ động cho ngân sách cấp cơ sở, khai thác tốt nguồn thu, tiết kiệm chi đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ, hàng hoá công cho người dân. Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 của tỉnh cũng nêu lên những vấn đề cần tập trung giải quyết:
    - Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, cả về thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và tài chính công. Trước hết là cải cách thủ tục hành chính phù hợp với mục tiêu, yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai minh bạch trong quản lý, điều hành.
    - Đẩy mạnh phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương để phát huy tính chủ động, năng động sáng tạo và chịu trách nhiệm của từng ngành, các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và điều hành ngân sách, tài chính.

    Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và khu vực dịch vụ công cộng, đồng thời thực hiện công khai, dân chủ minh bạch về tài chính ngân sách. Từ những lý do trên cho nên đề tài “Hoàn thiện quản lý ngân sách xã, phường, thi trấn theo hướng tự cân đối” ra đời.

    2.Mục tiêu của nghiên cứu
    Bất kỳ một chính quyền nào, đặc biệt là chính quyền cấp xã thì việc xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu là tiến tới tự cân đối ngân sách (cân đối toàn phần hoặc không toàn phần). Điều đó tạo cho chính quyền địa phương cơ bản hoàn toàn chủ động, nâng cao trách nhiệm trong quản lý thu – chi ngân sách; lập ngân sách sát với người dân và nhu cầu phát triển của địa phương; tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý ngân sách. Có thể nói ngân sách xã là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các cấp ngân sách của địa phương, vì thế công tác điều hành ngân sách xã tốt giúp cho công tác điều hành ngân sách địa phương đó tốt hơn.
    Như vậy mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xây dựng mô hình quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn mà trong đó chính quyền cấp xã thực sự chủ động về nguồn lực tài chính, tăng cường sự phối hợp chia sẽ thông tin kinh tế - xã hội giữa chính quyền cấp xã và người dân. Để dịch vụ, hàng hoá công cung cấp cho xã hội đạt hiệu quả cao nhất.

    3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu diễn dịch và phân tích thống kê.

    4. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Tình hình quản lý và phân cấp ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn tại Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2007.

    5. Nội dung và kết cấu
    Đề tài đưa ra một số vấn đề nhằm tăng cường phân cấp ngân sách xã, phường, thị trấn để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại Quảng Trị theo hướng từng bước tự cân đối.
    Phương pháp nghiên cứu khảo sát trên mẫu
    - Tình hình quản lý ngân sách cấp xã.
    - Phân cấp ngân sách cấp xã.
    - Mức độ hài lòng của người dân đối với chính quyền cấp xã
    Tiếp cận với lý thuyết phân cấp và quản lý của chính quyền địa phương
    Thu thập các tài liệu thứ cấp
    Mô hình phân cấp ngân sách cấp xã

    Kết cấu đề tài gồm 5 phần, gồm:
    - Phần mở đầu.
    - Chương 1: Tổng quan về quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã.
    - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị.
    - Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối.
    - Phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...