Luận Văn Hoàn thiện quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp trên đ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Hoàn thiện quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Tây
    Phần mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong vai trò quản lý của Nhà nước.
    Về kinh tế đối ngoại, một mũi nhọn của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư và du lịch, hướng tới cân bằng nhập khẩu, coi thuế xuất nhập khẩu vừa là nguồn thu quan trọng cho ngân sách, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô cần thiết, đồng thời chuẩn bị từng bước quá trình hội nhập quốc tế toàn diện. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý xuất nhập khẩu, đặc biệt là quản lý của hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc thực hiện đồng thời hai mục tiêu chống buôn lậu, gian lận thương mại gắn với tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu còn rất nhiều hạn chế.
    Những vướng mắc của quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu như gây phiền hà sách nhiễu hoặc là thủ tục, phương pháp, phương tiện mang tính chất thô sơ, bất hợp lý, . gây lãng phí tiền của và thời gian vật chất của doanh nhân, làm nản lòng thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh của họ, hạn chế sức cạnh tranh và thu hút đầu tư đang trở nên bức xúc đòi hỏi phải tháo gỡ.
    Hà Tây là một địa bàn cửa ngõ, có các trung tâm đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, giàu tiềm năng về xuất khẩu các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống và tiềm năng thu hút đầu tư, cần thiết phải cải tiến công tác quản lý xuất nhập khẩu, đặc biệt là quản lý về hải quan.
    Hoạt động xuất nhập khẩu ở Hà Tây cũng tương tự như hoạt động xuất nhập khẩu ở phạm vi quốc gia. Cải tiến thành công quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Hà Tây sẽ có giá trị đóng góp vào lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính của ngành hải quan.
    Với các lý do trên, đề tài: "Hoàn thiện quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Tây" được tôi chọn làm đề tài nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số biện pháp cải tiến quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên cơ sở làm rõ những tồn tại trong công tác này của hải quan.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
    - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Tây nói riêng.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử có kết hợp các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp mô hình hoá.

    5. Những đóng góp của luận án
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chủ yếu về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
    - Phân tích một cách có hệ thống tình hình quản lý hải quan đối với xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Tây và làm rõ những tồn tại chủ yếu trên lĩnh vực này.
    - Đề xuất một số biện pháp cải tiến quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tây.

    6. Kết cấu của luận án
    Chương 1: Nội dung và yêu cầu của quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Tây.
    Chương 3: Các giải pháp cải tiến quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Tây.

    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 4
    1.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ HẢI QUAN. 4
    1.1.1. Hải quan và hoạt động hải quan. 4
    1.1.2. Quản lý hải quan và nội dung quản lý hải quan. 9
    1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ HẢI QUAN. 16
    1.2.1. Đặt vấn đề. 16
    1.2.2. Vai trò chung của quản lý hải quan trên thế giới. 17
    1.2.3. Vai trò của quản lý hải quan trong nền kinh tế kế hoạch hóa
    ở nước ta. 19
    1.2.4. Vai trò của quản lý hải quan ở nước ta trong quá trình thực hiện pháp lệnh Hải quan. 20
    1.2.5. Vai trò quản lý hải quan khi luật hải quan có hiệu lực. 21
    1.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ HẢI QUAN. 24
    1.3.1. Luật pháp điều chỉnh chỉnh lĩnh vực hải quan. 25
    1.3.2. Thiết chế bộ máy và hệ thống nhân sự quản lý hải quan. 29
    1.3.3. Công nghệ kỹ thuật phục vụ quản lý hải quan. 31
    1.3.4. Chính sách kinh tế vĩ mô 33

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY 35
    2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY. 35
    2.1.1. Tình hình và đặc điểm của các doanh nghiệp tham gia hoạt động
    xuất nhập khẩu. 35
    2.1.2. Đặc điểm mặt hàng và qui mô xuất nhập khẩu 38
    2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY 42
    2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quản lý hải quan 42
    2.2.2. Thực trạng về qui trình thủ tục, phương tiện, phương pháp
    kiểm tra hải quan. 45
    2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở HÀ TÂY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 53
    2.3.1. Những kết quả đạt được. 53
    2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 59

    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY 62
    3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CẢI TIẾN QUẢN LÝ HẢI QUAN 62
    3.1.1. Quan điểm thúc đẩy khai thác tiềm năng, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới xuất khẩu 62
    3.1.2. Quan điểm cải tiến quản lý hải quan trên tinh thần quán triệt
    chủ trương cải cách nền hành chính quốc gia 64
    3.1.3. Quan điểm cải tiến quản lý hải quan phải làm giảm chi phí xã hội. 65
    3.1.4. Quan điểm cải tiến quản lý hải quan phải phù hợp với thông lệ
    quốc tế và gắn liền với tiến trình hội nhập. 66
    3.2. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HÀ TÂY. 67
    3.2.1. Giải pháp cải tiến về cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý hải quan 67
    3.2.2. Giải pháp cải tiến thủ tục hải quan 72
    3.2.3. Giải pháp cải tiến hình thức và phương pháp kiểm tra hải quan 82
    3.2.4. Giải pháp hỗ trợ tư vấn, thông tin 85
    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TẠO HÀNH LANG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ HẢI QUAN 87
    3.3.1. Về chính sách thuế 87
    3.3.2. Về chính sách quản lý xuất nhập khẩu bằng hàng rào thuế quan
    và phi thuế quan 89
    3.3.3. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu về mặt hàng 90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...