Tiến Sĩ Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng, biểu
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 13
    1.1. Khái quát về chi ngân sách nhà nước 13
    1.1.1. Ngân sách nhà nước 13
    1.1.2. Chi ngân sách nhà nước 14
    1.2. Lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nước 23
    1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước 23
    1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước31
    1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương 34
    1.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước 37
    1.2.5. Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước 45
    1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số quốc gia và địa phương 52
    1.3.1. Kinh nghiệm cải cách chi tiêu công ở các nước OECD 52
    1.3.2. Kinh nghiệm đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khuôn khổ chi tiêu trung hạn 58
    1.3.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương 60
    1.3.4. Bài học cho tỉnh Hà Tĩnh 63

    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH 70
    2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2004 - 2012 70
    2.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế 70
    2.1.2. Tổng quan về tình hình xã hội 74
    2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2004 - 2012 76
    2.2.1. Quản lý lập dự toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2004 - 2012 77
    2.2.2. Quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2004 - 2012 80
    2.2.3. Quản lý quyết toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2004 - 2012 94
    2.3. Thực trạng quản lý chi đầu tư phát triển giai đoạn 2004-2012 96
    2.3.1. Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản 100
    2.3.2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước 103
    2.3.3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 105
    2.4. Thực trạng kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nước 106
    2.5. Đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2004 - 2012 115
    2.5.1. Kết quả đạt được 115
    2.5.2. Hạn chế 121
    2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 132

    Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH
    140
    3.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh 140
    3.1.1. Bối cảnh và định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 140
    3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh
    144
    3.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh 145
    3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 146
    3.2.1. Lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương 147
    3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên 150
    3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển 159
    3.2.4. Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước 163
    3.2.5. Áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách 166
    3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác 173
    3.3. Điều kiện thực hiện 176
    3.3.1. Đổi mới tư duy quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh 176
    3.3.2. Các điều kiện chủ yếu liên quan đến việc triển khai thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn 178
    3.3.3. Điều kiện về hoàn thiện khung pháp lý 179
    3.3.4. Các điều kiện liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 181
    KẾT LUẬN 187
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là thực hiện chương trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước, trong đó cải cách tài chính công là một trong 4 trụ cột, đã và đang diễn ra những thay đổi cơ bản trong lĩnh vực tài chính. Sự ra đời của Luật NSNN sửa đổi (năm 2002) đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình cải cách tài chính của địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố lần đầu tiên được trao quyền quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương.
    Luận cứ tạo cơ sở cho những thay đổi quan trọng này gắn liền với lý thuyết phân cấp ngân sách, nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỉnh/thành phố trong quá trình sử dụng nguồn NSNN, nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng các nguồn lực công, thông qua việc đưa cung - cầu hàng hóa/dịch vụ công xích lại gần nhau; Tăng cường kỷ luật tài chính, thị trường, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cung cấp hàng hóa, dịch vụ công.
    Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tỏ ra rất hứa hẹn để các địa phương thực hiện thành công quá trình chuyển đổi: Từ một cơ chế mệnh lệnh hành chính chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự phát triển đó đòi hỏi Nhà nước cần phải đổi mới chính sách tài chính trong đó có chính sách quản lý chi NSNN để phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính xã hội có hiệu quả và hiệu lực. Chi NSNN gắn liền với chức năng quản lý của nhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Quản lý có hiệu quả chi NSNN được đặt ra trong bối cảnh nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn nhất định nhưng phải làm như thế nào để thõa mãn tốt nhất những nhu cầu cần thiết để đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước.
    Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi - cầu nối hai miền Bắc Nam của Tổ quốc. Mặc dù thời gian qua Hà Tĩnh được đánh giá là đã có bước chuyển biến tích cực, song chưa thể khẳng định được rằng đổi mới quản lý chi NSNN là những cải cách có tính hệ thống và có hiệu quả.
    Quản lý chi NSNN của Hà Tĩnh thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại. Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính nhà nước còn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo và còn có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi NSNN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN đòi hỏi Hà Tĩnh cần tập trung phát triển có hệ thống các yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xây dựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụ để phân bổ nguồn lực tối ưu, tạo ra các đầu ra và kết quả cuối cùng phù hợp với: kỷ luật tài khóa tổng thể; phân bổ nguồn lực phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên, đảm bảo hiệu quả và hiệu lực sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ công.
    Trong trào lưu cải cách chung trên thế giới, cũng như công cuộc cải cách sâu rộng trong nước, trong đó, cải cách tài chính công là một vấn đề trọng tâm, trước nhu cầu cấp thiết của Hà Tĩnh nói riêng về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu làm rõ luận cứ, nội hàm, phương thức cũng như thực tiễn quản lý chi NSNN ở địa phương là rất thiết thực, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở và sự cần thiết lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh. Để đạt được mục đích đó, cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể như sau:
    + Làm rõ lý luận về vấn đề quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN và vai trò của chi NSNN;
    + Tổng hợp kinh nghiệm các nước, tỉnh, thành phố và rút ra bài học cho Hà Tĩnh;
    + Khảo sát thực trạng quản lý chi NSNN ở tỉnh Hà Tĩnh qua một số năm gần đây;
    + Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN ở Hà Tĩnh một số năm gần đây;
    + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN ở tỉnh Hà Tĩnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...