Luận Văn Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    NSNN nói chung, chi NSNN nói riêng là công cụ để Nhà nước thực hiện sứ mệnh của
    mình trong điều tiết, phát triển KT-XH. Vấn đề dường như là hiển nhiên, song thực tiễn
    không phải lúc nào cũng vậy. Mặc dù chi NSNN luôn là phương tiện để duy trì hoạt động của
    bộ máy Nhà nước, nhưng điều đó là chưa đủ. Nếu chi ngân sách chỉ chú trọng vào sự tồn tại
    của bộ máy Nhà nước, tách rời các chủ trương, đường lối phát triển KT-XH đặt ra thì nhà
    nước không thể điều tiết được nền KT-XH theo mục đích đã định. Ngay cả khi đã gắn với chủ
    trương, đường lối phát triển KT-XH nhưng hiệu quả sử dụng NSNN không cao thì việc thực
    hiện các chủ trương, đường lối của Nhà nước rất có thể sẽ hấp thụ phần lớn các nguồn lực
    trong nền kinh tế, làm thoái lui hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư
    nhân, đẩy nền kinh tế hoạt động ở dưới mức tiềm năng của nó.
    Nói cách khác, NSNN nói chung, chi NSNN nói riêng chỉ trở thành công cụ đắc lực
    trong điều tiết, thúc đẩy phát triển KT-XH khi được sử dụng gắn liền với các chính sách, kế
    hoạch phát triển KT-XH theo phương thức hiệu quả nhất xét về mặt kinh tế, xã hội cũng như
    sự bền vững của tài chính - ngân sách. Đây chính là luận cứ căn bản của những cải cách ngân
    sách trên thế giới. Gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách; ngân sách đầu ra; khung chi
    tiêu trung hạn; phân cấp ngân sách, trao quyền quyết định nhiều hơn cho các đơn vị sử dụng
    ngân sách; vận hành các thiết chế tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trước các quyết
    định, kết quả hoạt động là những nội hàm cơ bản nhất của các công cuộc cải cách ngân sách
    trên thế giới.
    Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là thực hiện chương trình
    cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước, trong đó cải cách tài chính công là một trong 4 trụ
    cột, đã và đang diễn ra những thay đổi cơ bản trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Sự ra đời
    của luật NSNN sửa đổi (năm 2002) đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình cải cách tài
    chính địa phương. HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là các
    tỉnh/thành phố) lần đầu tiên được trao quyền quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
    giữa các cấp chính quyền địa phương (tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã/thị trấn); Quyết
    định định mức phân bổ ngân sách; các chế độ chi tiêu đặc thù của địa phương; quyết định việc
    huy động vốn đầu tư xây dựng của địa phương. Việc áp dụng thời kỳ ổn định ngân sách cũng
    được trông đợi là sẽ hình thành môi trường tương đối chắc chắn, tạo sự chủ động hơn nữa cho
    các chính quyền địa phương.
    3
    Mặc dù được đánh giá là tích cực, song chưa có gì để khẳng định rằng đổi mới quản lý
    ngân sách ở Việt Nam là những cải cách quản lý ngân sách một cách hệ thống, đảm bảo rằng
    NSNN nói chung, chi NSNN nói riêng phục vụ hiệu quả cho phát triển KT-XH.
    Về mặt lý luận, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, cả trong
    và ngoài nước, bàn về NSNN, NSĐP, về thu, chi, bội chi, định mức chi tiêu, định mức phân
    bổ ngân sách, phân cấp tài chính ngân sách, bên cạnh đó, cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu
    khoa học nghiên cứu các vấn đề đầu tư, phát triển KT-XH. Tuy nhiên, những công trình này
    chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của NSNN, thu, chi, bội chi,
    phân cấp hoặc đầu tư, tăng trưởng, phát triển KT-XH mà chưa có công trình nào đề cập đến
    quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển KT-XH, hoàn toàn chưa có một công trình nghiên cứu
    nào, cả cấp trung ương và cấp địa phương, đề cập nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoàn thiện
    quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn Quảng Ninh.
    Trong trào lưu cải cách chung trên thế giới, cũng như công cuộc cải cách sâu rộng
    trong nước, trong đó, cải cách tài chính công là một trong những vấn đề trọng tâm, trước nhu
    cầu cấp thiết của Quảng Ninh nói riêng về tăng cường hiệu lực, hiệu quả chi NSNN thúc đẩy
    phát triển kinh tế trên địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu làm rõ luận cứ, nội hàm, phương
    thức cũng như thực tiễn quản lý chi NSNN gắn với phát triển KT-XH là rất thiết thực, cả trên
    phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở và sự cần thiết lựa chọn nghiên cứu
    đề tài: “Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn
    Quảng Ninh”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản
    lý chi NSNN địa phương nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát
    triển KT-XH.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Các vấn đề quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh
    Quảng Ninh.
    - Tập trung vào thời kỳ sau khi Luật NSNN sửa đổi (năm 2002) ra đời, trao quyền
    quyết định phân cấp thu - chi, phân bổ ngân sách địa phương cho các tỉnh/thành phố.
    4
    - Quản lý chi NSNN với phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh - một tỉnh đại diện
    cho vùng kinh tế ven biển phía Bắc - Đông Bắc Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình triển khai nghiên cứu thực tế, đề tài đã sử dụng các phương pháp
    nghiên cứu duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, chi tiết, điều tra, thống kê kinh tế, hệ
    thống hóa, khái quát hóa để tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
    5. Những đóng góp mới của đề tài
    Luận án cũng đã làm sáng tỏ nhận thức về quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển và phát
    triển bền vững. Đồng thời, đã hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về chi ngân sách, quản lý chi
    ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH.
    Luận án đã góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận vai trò của việc gắn kết giữa lập kế
    hoạch chi tiêu ngân sách nói riêng, quản lý chi NSNN nói chung với kế hoạch phát triển KTXH.
    Có những đóng góp cụ thể, xác đáng thông qua các nghiên cứu về phương thức quản lý
    chi ngân sách hiện đại: xác lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn, theo quản lý theo kết quả đầu ra.
    Luận án đã khái quát một cách tương đối rõ nét về thực trạng quản lý chi ngân sách đối
    với sự nghiệp phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua.
    Luận án đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về hoàn thiện quản lý chi ngân sách
    nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
    6. Nội dung và kết cấu chủ yếu
    Nội dung và kết cấu chủ yếu của đề tài được thể hiện ở 3 chương sau:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KTXH.
    Chương 2: Thực trạng và kinh nghiệm quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển
    KT-XH trên địa bàn Quảng Ninh.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa
    bàn Quảng Ninh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...