Thạc Sĩ Hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo dựa trên những nguyên tắc
    cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ thực tiễn đất
    nước, được toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện một cách chủ động và sáng tạo. Từ một nền
    kinh tế nghèo nàn lạc hậu, Đảng ta đã liên tục đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chiến
    lược cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam kể từ Đại hội VI (năm 1986) cho đến các
    Đại hội VII, VIII, IX và X của Đảng, nhằm tiến tới mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã
    hội công bằng, dân chủ, văn minh".
    Đầu tư phát triển (ĐTPT) luôn được xem là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng
    và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, nhu
    cầu cho ĐTPT ngày càng lớn, bên cạnh việc huy động vốn, bài toán quản lý chi ĐTPT đã
    và đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ bước vào
    thế kỷ XXI, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến đến nền kinh tế tri
    thức.
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định mục tiêu và phương hướng tổng
    quát của 5 năm 2006 – 2010: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,
    phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử
    dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa;
    thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan
    hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị -
    xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020
    nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
    Muốn phát triển nhanh không còn con đường nào khác là phải gia tăng đầu tư.
    Quản lý chi đầu tư một cách hiệu quả sẽ có tác động to lớn đến tăng trưởng, chuyển dịch
    cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, gia tăng xuất khẩu và tăng tích lũy của nền kinh tế .
    Bằng định hướng và chính sách phát triển vùng miền, Đại hội Đảng toàn quốc lần
    thứ X cũng đã xác định: "Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cần chú trọng tăng
    cường các biện pháp hữu hiệu để phòng, chống thiên tai; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, khai
    thác cảng biển, vận tải biển, công nghiệp chế biến xuất khẩu, lọc hóa dầu, sản xuất vật
    liệu xây dựng, thủy điện, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trồng cây công nghiệp;
    phát triển có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển gắn với các cảng biển,
    các đô thị mới và các tuyến hành lang Đông – Tây".
    Quảng Nam là địa bàn nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, do vậy
    chủ trương của Đảng về việc tập trung và ưu tiên đầu tư cho khu vực kinh tế trọng điểm
    miền Trung (trong đó có Quảng Nam) nhằm tạo nên sự phát triển cân đối của đất nước .
    Trong những năm gần đây, Quảng Nam đã huy động và đưa vào sử dụng một
    lượng vốn tương đối lớn cho ĐTPT. Riêng trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư
    (VĐT) toàn tỉnh khoảng 13.200 tỷ đồng, chiếm 40% GDP, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm
    xấp xỉ 32%. Trong đó vốn ngân sách nhà nước (NSNN) chiếm 43,8%, vốn tín dụng chiếm
    9,42%, vốn doanh nghiệp chiếm 19,07%, vốn FDI chiếm 6,02%, các nguồn vốn khác
    21,6%.
    Tuy nhiên, từ một điểm xuất phát thấp, nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN)
    hạn hẹp, quy mô VĐT không lớn, cơ chế quản lý đầu tư thay đổi liên tục . bên cạnh những
    giải pháp về huy động, thu hút VĐT, vấn đề hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư phát từ
    NSNN nhà nước tỉnh Quảng Nam cần phải được quan tâm hơn, nhằm thúc đẩy kinh tế phát
    triển một cách bền vững . Ở góc độ quản lý, việc nâng cao chất lượng quản lý chi ĐTPT có
    tầm quan trọng và khả thi hơn là các biện pháp tăng vốn. Đó là lý do thúc đẩy tôi chọn đề
    tài: "Hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng
    Nam" làm luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Đề tài quản lý chi ĐTPT kinh tế của miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói
    riêng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Năm 1998, Nhà xuất bản Đà Nẵng phát
    hành đề tài khoa học "Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa miền Trung" do TS Phạm Hảo chủ biên; Luận án "Huy động và sử dụng VĐT
    phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp của Tiến sĩ Nguyễn Đẩu.
    Nhìn chung, chưa có tác phẩm luận giải một cách đầy đủ và có hệ thống quá trình quản lý,
    đề xuất các giải pháp mang tính khoa học nhằm hoàn thiện quản lý chi ĐTPT từ NSNN
    tỉnh Quảng Nam.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan, nêu lên sự cần thiết
    và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chi ĐTPT từ NSNN, vận dụng một cách phù
    hợp vào thực tế quản lý ở Quảng Nam
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình quản lý chi ĐTPT từ NSNN tỉnh Quảng
    Nam
    4.2. Phạm vi nghiên cứu: thời gian từ 2001-2005
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, quản lý kinh tế và kinh tế học
    phát triển.
    Kết hợp phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra thực tế, kinh
    nghiệm thực tiễn quản lý . rút ra kết luận về những vấn đề được xem xét.
    6. Đóng góp (ý nghĩa) của đề tài
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi ĐTPT từ NSNN
    - Phân tích thực trạng quản lý chi ĐTPT từ NSNN tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2001-
    2005; đề xuất một số giải pháp quản lý chi ĐTPT từ NSNN tỉnh Quảng Nam
    - Hy vọng, kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ
    chức quan tâm đến lĩnh vực quản lý chi ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục, bảng biểu ., kết cấu luận văn gồm 3
    chương:
    Chương 1: Một số vấn đề chung về quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...