Thạc Sĩ Hoàn thiện quản lý các doanh nghiệp dịch vụ trong cơ chế thị trường ở VIệt Nam (ứng dụng tro

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ THN TRƯỜNG BẤT ĐỘNG
    SẢN VÀ TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN
    Kết luận chương 1
    Nội dung chương 1 trình bày sơ lược và tóm tắt về bất động sản, thị trường
    bất động sản, tín dụng bất động sản và vai trò của tín dụng bất động sản. Trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung:
    - Khái niệm về bất động sản, phân loại bất động sản và các nhân tố tác động
    đến giá trị bất động sản.
    - Khái niệm về thị trường bất động sản, vai trò của thị trường bất động sản.
    - Khái niệm về tín dụng bất động sản, đặc điểm của tín dụng bất động sản,
    nguyên tắc cho vay bất động sản, vai trò của tín dụng bất động sản và các rủi ro trong cho vay bất động sản.

    CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI MỸ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

    Kết luận chương 2:
    Nội dung chương 2 đi sâu vào tìm hiểu tình hình bong bóng bất động sản tại Mỹ và diễn biến của cuộc khủng hoảng bất động sản tại Mỹ. Từ đó tìm ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng bất động sản Mỹ và đưa ra các bài học kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng thương mại tại Việt nam.

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

    Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường bất động sản rơi vào cơn sốt giá chưa từng thấy. Giá nhà đất dường như tăng từng giờ chứ không còn tăng từng ngày như những cơn sốt trước đó. Chỉ trong một thời gian ngắn, giá nhà đất đã tăng bình quân 300%, thậm chí nhiều nơi còn tăng đến 500%. Cơn sốt nhà đất chỉ thực sự chấm dứt khi có chính có chính sách thắt chặc tiền tệ, nguồn vốn từ các ngân hàng bị cắt đứt.
    Kết luận chương 3:
    Ở chương này, tác giả nghiên cứu diễn biến của thị trường bất động sản trong thời gian qua và những rủi ro tiềm Nn từ những biến dạng của thị trường bất động sản. Tình hình huy động và cho vay của các ngân hàng trong đó chú trọng đến tình hình cho vay bất động sản của các Ngân hàng trong thời qian qua. Đồng thời tác giả cũng đưa số liệu thực tế tại một số Ngân hàng đang hoạt động tại Việt nam

    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
    Kết luận chương 4
    Ở chương này, tác giả đưa ra những nguy cơ tiềm Nn trong hoạt động tín dụng bất động sản và đánh giá triển vọng của thị trường bất động sản cũng như tín dụng bất động sản trong thời gian tới. Đồng thời, tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bất động sản nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong cho vay bất động sản. Trong đó tập trung vào đề nghị các ngân hàng cần xây dựng quy chế cho vay chặt chẽ, tránh cho vay chạy theo tình trạng bong bóng bất động sản; thành lập bộ phận định giá bất động sản, định kỳ đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo; thành lập công ty kinh doanh bất động sản; quản trị rủi ro ngân hàng, nhất là rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản ; nâng cao vai trò của bộ phận kiểm toán và kiểm soát nội bộ; đồng thời có chính sách kiểm tra sau cho vay, cơ cấu lại nợ cho phù hợp với khả năng của khách hàng.

    KẾT LUẬN CHUNG

    Mặt dù cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ khó có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt nam do các Ngân hàng Việt nam không sở hữu các chứng khoán bất động sản, do đó không phải gánh chịu các khoản lỗ gây ra từ việc giảm giá loại chứng khoán phái sinh này. Tuy nhiên, chỉ số giá bất động sản Việt nam có đường nét giống với xu hướng thị trường bất động sản tại Mỹ trong thời gian qua, với sự tăng trưởng đột biến vào năm 2007 và bắt đầu đổ dốc kể từ Quý II năm 2008 đến nay. Cùng với đó là dư nợ tín dụng bất động sản của hệ thống ngân hàng Việt nam là tương đối lớn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay bất động sản cho thấy nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản trong tương lai.
    Vì vậy, các ngân hàng cần có chính sách, giải pháp thích hợp như cơ cấu lại đối tượng cho vay, gia hạn nợ, xử lý đối với các món vay không có khả năng thanh toán. Về lâu dài Ngân hàng cần xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ, có những bộ phận định giá độc lập, định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo đồng thời có những dự báo về thị trường bất động sản nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng bất động sản trong thời gian tới. Thêm vào đó phải thường xuyên thực hiện nghiêm túc các quy định của Ngân hàng nhà nước, của chính ngân hàng, có chính sách về quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất đồng thời trích lập và dự phòng rủi ro đúng, đủ khi cho vay vào lĩnh vực này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...