Tiến Sĩ Hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DOCTOR OF BUSINESS ADMINISTRATION (LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH)

    EVALUATING THE IMPLEMENTATION OF UNEMPLOYMENT INSURANCE IN THAI NGUYEN PROVINCE
    (Hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên)
    TABLE OF CONTENTS
    ACKNOWLEDGEMENTS i
    CHAPTER I: INTRODUCTION . 1
    BACKGROUND OF THE STUDY . 3
    STATEMENT OF THE PROBLEM 5
    SIGNIFICANCE OF THE STUDY . 6
    SCOPE AND LIMITATIONS . 8
    DEFINITION OF TERMS . 8
    CHAPTER II: REVIEW OF RELATED LITERATURE AND STUDIES . 11
    REVIEW OF RELATED LITERATURE
    11
    Unemployment insurance . 11
    Coverage of unemployment insurance 19
    Conditions for the enjoyment of unemployment insurance . 21
    Unemployment insurance fund . 23
    Unemployment insurance regimes 25
    Procedures for unemployment insurance regimes . 28
    REVIEW OF RELATED STUDIES 34
    CONCEPTUAL FRAMEWORK . 35
    CHAPTER III: METHODOLOGY 37
    LOCALE OF THE STUD
    Y . 37
    RESEARCH DESIGN . 41
    POPULATION AND SAMPLING 41
    RESEARCH INSTRUMENTATION 42
    VALIDATION OF THE INSTRUMENT 43
    DATA GATHERING PROCEDURE 43
    DATA PROCESSING METHOD 44
    STATISTICAL TREATMENT 44
    CHAPTER IV: PRESENTATION, ANALYSIS AND INTERPRETATION OF DATA . 46
    PROFILE OF RESPONDENTS . 46
    THE IMPLEMENTATION OF UNEMPLOYMENT INSURANCE IN THAI
    NGUYEN PROVINCE 51
    Coverage of unemployment insurance 51
    Conditions for the enjoyment of unemployment insurance . 58
    Unemployment insurance fund . 62
    Unemployment insurance regimes 66
    Procedures for unemployment insurance regimes . 70

    CHAPTER V: SUMMARY, FINDINGS, CONCLUSIONS AND RECOMMENDATION 78
    SUMMARY OF THE FINDINGS .
    78
    Characteristics of the respondents 79
    The respondents ’perception on the implementation of unemployment insurance . 80
    The differences between the perceptions of employees are grouped in terms of
    type of unit that employees had worked before unemployment . 83
    CONCLUSIONS . 85
    RECOMMENDATION
    . 86

    GIỚI THIỆU
    Bảo hiểm thất nghiệp là một quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhằm cung cấp thu nhập cho người lao động khi họ bị mất việc làm, giúp họ tìm kiếm công việc mới, trở về với thị trường lao động. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân người lao động, các doanh nghiệp, giúp cân bằng thị trường, giảm sức ép xã hội do thất nghiệp gây ra. Đó cũng là một công cụ để thực hện chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là một loại hình của bảo hiểm xã hội, một bộ phận cấu thành của an sinh xã hội, đã được xây dựng và thực hiện chính thức từ năm 2009.
    BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
    Trải qua 4 năm, việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng có một số hạn chế cần sớm giải quyết để chính sách này thể hiện tốt hơn các vai trò của nó. Là một giảng viên luật học với đam mê nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về lao động và an sinh xã hội, cùng với trách nhiệm của một người con đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên, tác giả quyết định lựa chọn chủ đề: “Hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên” cho luận án tiến sĩ của mình.
    TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ
    Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2012 và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách này trong những năm tới.
    Để giải quyết vấn đề nghiên cứu được đề cập ở trên, nghiên cứu này có một số mục tiêu sau đây:
    1. Mô tả các đặc điểm của những người trả lời phỏng vấn.
    2. Xác định nhận thức của những người trả lời phỏng vấn về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp về các vấn đề: đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp và quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
    3. So sánh nhận thức về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp giữa các nhóm người trả lời phỏng vấn khi phân chia họ thành các nhóm theo tiêu chí: Loại hình đơn vị mà người lao động đã làm việc trước khi thất nghiệp.
    4. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên trong các năm tiếp theo.

    Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu này sẽ mang lại lợi ích cho người lao động, Công đoàn trong các doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ quan xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp và các cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp, bản thân nhà nghiên cứu và những người nghiên cứu trong tương lai.
    MỤC TIÊU VÀ CÁC GIỚI HẠN
    Mục đích đầu tiên của nghiên cứu này là đánh giá việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2012. Có 348 người lao động đã tham gia và thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên được chọn làm người trả lời cho nghiên cứu. Việc đánh giá qúa trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên bị giới hạn bởi việc sử dụng bảng câu hỏi với một số lượng người trả lời hạn chế. Bảng thống kê cũng được phát triển cho mục đích của nghiên cứu. Nghiên cứu diễn ra trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 04 năm 2013.
    ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ
    Các thuật ngữ đã được định nghĩa bao gồm: hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động, người sử dụng lao động, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo hiểm xã hội, lực lượng lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội, người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp, Công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.
    NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành còn tồn tại một số điểm hạn chế cơ bản như sau: (1) quy định về đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp còn chưa bao quát hết những người lao động có nhu cầu chính đáng được bảo hiểm thất nghiệp; (2) quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự hợp lý, chưa tạo thuận lợi cho người lao động thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; (3) quy định quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn rườm rà.
    2. Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp có khâu chưa tốt: (1) công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; (2) người lao động không nhận thức đầy đủ về đối tượng, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp; (3) người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ đóng góp quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nghĩa vụ cung cấp hồ sơ cần thiết cho người lao động để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; (4) thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn gây nhiều khó khăn cho người lao động thất nghiệp.
    3. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và nâng cao hiệu quả việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp như sau: (1) mở rộng đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp; (2) điều chỉnh các điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng có lợi hơn đối với người lao động; (3) quy định thêm chế tài khi có chủ thể vi phạm nghĩa vụ đóng góp quỹ bảo hiểm thất nghiệp; (4) thực hiện hiệu quả hơn các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là chế độ hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm; (5) đơn giản hoá quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp; (6) tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp; (7) nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý về lao động, các tổ chức thực hiện sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động trong thực hiện quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
    KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
    * Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
     Nhà nước (mà cụ thể là những người soạn thảo Luật) có thể cân nhắc tới các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành được trình bày trong luận án để ban hành những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp hợp lý, khoa học, khả thi hơn.
     Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội có thể xem xét tới các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp được trình bày trong luận án để áp dụng trong thời gian tới nhằm bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi được bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
    * Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
     Nghiên cứu những đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành theo quan điểm của chính các cơ quan quản lý và các tổ chức thực hiện sự nghiệp bảo hiểm thất nghiệp
     Nghiên cứu bổ sung tình hình thất nghiệp trong giai đoạn hiện tại và trong những năm tới để làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...