Luận Văn Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội


    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng chúng ta vẫn là một nước nghèo và còn một khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu đưa đất nước thoát nghèo, nhanh chóng bắt kịp và hòa nhập với các nước phát triển trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải có được nguồn nhân lực có trình độ cao, đủ sức đáp ứng được các mục tiêu phát triển đất nước cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đóng vai trò vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao đó. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm tới việc phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
    Người giảng viên chính là chủ thể của hoạt động giáo dục, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giảng dạy ở bậc đại học và là người trực tiếp thực hiện công việc đào tạo sinh viên - nguồn nhân lực có trình độ cao trong tương lai, là nòng cốt trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Đứng trên phương diện của nhà quản lý có rất nhiều biện pháp để phát huy hết khả năng, năng lực chuyên môn và nhiệt huyết của giảng viên trong công tác giảng dạy, và đánh giá thực hiện công việc giảng dạy cho giảng viên là một trong các biện pháp đó.
    Nắm rõ vấn đề này, Ban giám hiệu trường Đại học Lao động - Xã hội đã giao cho phòng Tổ chức cán bộ thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc giảng dạy cho giảng viên và cán bộ công chức trong trường. Tuy nhiên, kết quả thu được còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thể hiện đúng mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc. Nguyên nhân là các phương pháp đánh giá được sử dụng chưa thật sự phù hợp và còn mắc nhiều lỗi cơ bản của hệ thống đánh giá. Xuất phát từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội" làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

    Ø Mục đích nghiên cứu:
    - Khái quát lý luận về công tác đánh giá thực hiện công việc nói chung và lý luận về các phương pháp đánh giá thực hiện công việc nói riêng.
    - Phân tích thực trạng các phương pháp đánh giá thực hiện công việc đang được sử dụng trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc của trường Đại học Lao động - Xã hội.
    - Đề xuất giải pháp hoàn thiện các phương pháp đánh giá thực hiện công việc.
    Ø Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là các phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội.
    Ø Phương pháp nghiên cứu:
    Chuyên đề đã sử dụng các phương pháp:
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thống kê.
    - Phương pháp quan sát và phỏng vấn các cán bộ chuyên môn phòng Tổ chức cán bộ.
    Ø Kết cấu của chuyên đề:
    Chuyên đề được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong tổ chức.
    Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp đánh giá trong công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại trường Đại học Lao động - Xã hội.
    Chương 3: Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội.
    [B]
    [B]Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong tổ chức.


    [B]1.1. Đánh giá thực hiện công việc.

    [B]1.1.1. Khái niệm.

    Muốn hiểu một cách cụ thể và chính xác về công tác đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV), trước hết chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm: Công việc là gì? Thực hiện công việc là gì? Và ĐGTHCV là gì?
    Công việc: Là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động.
    Thực hiện công việc: Là cách thức, phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được các kết quả.
    ĐGTHCV: Có nhiều quan niệm và tên gọi khác nhau về ĐGTHCV, tuy nhiên nhìn chung đều thống nhất theo cách hiểu sau: ĐGTHCV là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.
    Như vậy, theo cách hiểu trên thì ĐGTHCV có hai thuộc tính cơ bản là: tính hệ thống và tính chính thức. Tính hệ thống thể hiện ở việc công tác đánh giá được tiến hành theo những khoảng thời gian được quy định theo chu kỳ, được thực hiện một cách liên tục không bị gián đoạn; quá trình đánh giá được thực hiện theo tiến trình, có tổ chức bộ máy đánh giá; sử dụng phương pháp đánh giá có cơ sở khoa học. Tính chính thức được thể hiện ở sự công khai trong đánh giá, được cụ thể hóa bằng văn bản và được sự chấp nhận, ủng hộ của tập thể người lao động nhằm đảm bảo sự công bằng, chính xác trong đánh giá.

    [CENTER][CENTER][B]MỤC LỤC[/B][/CENTER]
    [/CENTER]
    [RIGHT][RIGHT][B][B][I]Trang[/I][/B][/B][/RIGHT]
    [/RIGHT]
    [B][B][I]
    LỜI MỞ ĐẦU[COLOR=windowtext]1[/COLOR]
    Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong tổ chức.[COLOR=windowtext]3[/COLOR]
    1.1. Đánh giá thực hiện công việc.[COLOR=windowtext]3[/COLOR]
    1.1.1. Khái niệm.[COLOR=windowtext]3[/COLOR]
    1.1.2. Mục đích của đánh giá thực hiện công việc.[COLOR=windowtext]4[/COLOR]
    1.1.3. Tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc và mối quan hệ với các hoạt động Quản trị nhân lực khác.[COLOR=windowtext]4[/COLOR]
    1.1.3.1. Tầm quan trọng.[COLOR=windowtext]4[/COLOR]
    1.1.3.2. Mối quan hệ giữa ĐGTHCV với các hoạt động Quản trị nhân lực khác.[COLOR=windowtext]5[/COLOR]
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đánh giá thực hiện công việc cho người lao động trong tổ chức.[COLOR=windowtext]9[/COLOR]
    1.2.1. Các tiêu chuẩn thực hiện công việc.[COLOR=windowtext]9[/COLOR]
    1.2.1.1. Khái niệm.[COLOR=windowtext]9[/COLOR]
    1.2.1.2. Yêu cầu của các tiêu chuẩn thực hiện công việc.[COLOR=windowtext]10[/COLOR]
    1.2.1.3. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc.[COLOR=windowtext]10[/COLOR]
    1.2.2. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc.[COLOR=windowtext]11[/COLOR]
    1.2.2.1. Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa.[COLOR=windowtext]11[/COLOR]
    1.2.2.2. Phương pháp danh mục kiểm tra.[COLOR=windowtext]12[/COLOR]
    1.2.2.3. Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng.[COLOR=windowtext]13[/COLOR]
    1.2.2.4. Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi.[COLOR=windowtext]13[/COLOR]
    1.2.2.5. Phương pháp so sánh.[COLOR=windowtext]14[/COLOR]
    1.2.2.6. Phương pháp bản tường thuật.[COLOR=windowtext]15[/COLOR]
    1.2.2.7. Phương pháp "quản lý bằng mục tiêu".[COLOR=windowtext]16[/COLOR]
    1.2.3. Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá.[COLOR=windowtext]17[/COLOR]
    1.3. Tổ chức thực hiện chương trình đánh giá.[COLOR=windowtext]18[/COLOR]
    1.3.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá.[COLOR=windowtext]18[/COLOR]
    1.3.2. Xác định chu kỳ đánh giá.[COLOR=windowtext]18[/COLOR]
    1.3.3. Lựa chọn người đánh giá.[COLOR=windowtext]19[/COLOR]
    1.3.4. Đào tạo người đánh giá.[COLOR=windowtext]20[/COLOR]
    1.3.5. Phỏng vấn đánh giá.[COLOR=windowtext]20[/COLOR]
    1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên đại học.[COLOR=windowtext]22[/COLOR]
    1.4.1 Giảng viên đại học.[COLOR=windowtext]22[/COLOR]
    1.4.1.1. Khái niệm.[COLOR=windowtext]22[/COLOR]
    1.4.1.2. Phân loại giảng viên đại học.[COLOR=windowtext]23[/COLOR]
    1.4.1.3. Đặc điểm hoạt động lao động của giảng viên đại học.[COLOR=windowtext]24[/COLOR]
    1.4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên.[COLOR=windowtext]25[/COLOR]
    1.4.2.1. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên.[COLOR=windowtext]25[/COLOR]
    1.4.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên.[COLOR=windowtext]27[/COLOR]
    Chương 2: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp đánh giá trong công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại trường Đại học Lao động - Xã hội.[COLOR=windowtext]29[/COLOR]
    2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp đánh giá thực hiện công việc.[COLOR=windowtext]29[/COLOR]
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Lao động – Xã hội.[COLOR=windowtext]29[/COLOR]
    2.1.1.1. Quá trình hình thành.[COLOR=windowtext]29[/COLOR]
    2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.[COLOR=windowtext]30[/COLOR]
    2.1.1.3. Quy mô và kết quả đào tạo của Trường.[COLOR=windowtext]31[/COLOR]
    2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Trường Đại học Lao động - Xã hội.[COLOR=windowtext]34[/COLOR]
    2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý.[COLOR=windowtext]34[/COLOR]
    2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.[COLOR=windowtext]35[/COLOR]
    2.1.3. Quy mô, cơ cấu đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Lao động - Xã hội.[COLOR=windowtext]37[/COLOR]
    2.1.3.1. Quy mô đội ngũ giảng viên.[COLOR=windowtext]37[/COLOR]
    2.1.3.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên.[COLOR=windowtext]39[/COLOR]
    2.2. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp đánh giá trong công tác đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên tại Trường Đại học Lao động - Xã hội.[COLOR=windowtext]43[/COLOR]
    2.2.1. Cơ sở của việc lựa chọn các phương pháp đánh giá.[COLOR=windowtext]43[/COLOR]
    2.2.2. Phương pháp đánh giá thực hiện công việc được áp dụng.[COLOR=windowtext]44[/COLOR]
    2.2.3. Nguyên nhân.[COLOR=windowtext]51[/COLOR]
    Chương 3: Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội.[COLOR=windowtext]53[/COLOR]
    3.1. Phương hướng phát triển của trường trong thời gian tới.[COLOR=windowtext]53[/COLOR]
    3.1.1.Mở rộng quy mô đào tạo.[COLOR=windowtext]53[/COLOR]
    3.1.2. Duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên.[COLOR=windowtext]54[/COLOR]
    3.1.3. Xây dựng và hoàn thiện chương trình giảng dạy.[COLOR=windowtext]54[/COLOR]
    3.1.4. Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế.[COLOR=windowtext]54[/COLOR]
    3.1.5. Công tác Tổ chức cán bộ.[COLOR=windowtext]55[/COLOR]
    3.1.6. Các hoạt động khác.[COLOR=windowtext]55[/COLOR]
    3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trong trường Đại học Lao động - Xã hội.[COLOR=windowtext]56[/COLOR]
    3.2.1. Đào tạo người đánh giá.[COLOR=windowtext]56[/COLOR]
    3.2.2. Sử dụng kết hợp phương pháp tính điểm đánh giá xếp loại giảng viên với phương pháp quản lý bằng mục tiêu.[COLOR=windowtext]57[/COLOR]
    3.2.3. Sử dụng ý kiến đánh giá của sinh viên vào quá trình cho điểm đánh giá.[COLOR=windowtext]58[/COLOR]
    KẾT LUẬN[COLOR=windowtext]62[/COLOR]
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[COLOR=windowtext]63[/COLOR][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B]
     
Đang tải...