Luận Văn Hoàn thiện pháp luật về tuyển chọn và bổ nhiệm công chức ở nước ta

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta theo nhà nước pháp quyền, hiện đại
    có hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn phụ thuộc vào
    nhiều yếu tố, trong đó việc tuyển chọn và bổ nhiệm công chức luôn là vấn đề
    cốt yếu, là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong toàn bộ quá trình phát triển đất
    nước. Tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải và khó khăn, vì có nhiều yếu tố khách
    quan, chủ quan và quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền hiện tại tác
    động, nên trong thời gian vừa qua, chúng ta đã không thực hiện tốt những yêu
    cầu khoa học và các cơ chế khách quan trong việc lựa chọn người có đức, có
    tài, dẫn đến có nhiều công chức yếu kém, thiếu năng lực, thiếu đạo đức vào bộ
    máy nhà nước.
    Mặt khác, việc quá chú trọng vào phẩm chất chính trị mà chưa coi trọng
    trình độ chuyên môn và chưa có phương pháp nào có hiệu quả để đánh giá
    được phẩm chất chính trị của công chức, do đó đã không ít kẻ cơ hội lợi dụng
    đặc điểm này để chui vào hàng ngũ lãnh đạo.
    Thực tế, hệ thống pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, còn thiếu những
    qui định cụ thể trong quá trình tuyển chọn và bổ nhiệm công chức. Do đó
    muốn có được đội ngũ công chức tốt thì trước hết phải có được hệ thống văn
    bản pháp lý trong đó qui định được những vấn đề quan trọng như nguyên
    tắc, điều kiện và phương pháp tuyển chọn và bổ nhiệm công chức và những
    cơ chế, chế tài quan trọng trong việc xử lý nhưng sai phạm. Ngoài ra, về chất
    lượng, hiệu lực của các văn bản pháp lý đó cũng phải dần được nâng cao và
    phải phản ánh được tính khách quan của hoạt động tuyển chọn và bổ nhiệm
    công chức.
    Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về tuyển chọn và bổ nhiệm công
    chức đã được hình thành bao gồm các qui định về công tác thi tuyển về tiêu
    chuẩn ngạch bậc, về nội dung thi tuyển về qui trình đánh giá bổ nhiệm về tiêu
    chuẩn chính trị . nhưng đều chưa đầy đủ và cụ thể. Vẫn còn tồn tại nhiều văn
    bản khiếm khuyết ở những mức độ khác nhau, như: quy định tản mát, chồng
    chéo, và có chỗ mâu thuẫn nhau, tính không đồng bộ, thống nhất, chưa phù
    hợp với thực tiễn đời sống xã hội và nhất là chưa đầy đủ nên đã không có khả
    năng thực thi hoặc khi thực hiện đã tạo ra những kết quả rất thấp, thậm chí
    ngược lại so với dự định. Bên cạnh đó, việc nhận diện, xác định văn bản khiếm
    khuyết, việc xử lý các văn bản khiếm khuyết thường không được kịp thời,
    nhiều khi không đúng đắn hoặc không thống nhất về quan điểm của các cơ
    quan có thẩm quyền. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm, hướng dẫn về công tác
    soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản cũng gặp nhiều khó khăn và hiệu
    quả không cao. Toàn bộ những việc đó một mặt đã làm cho công tác tuyển
    chọn và bổ nhiệm công chức vốn đã rất nhạy cảm và phức tạp lại càng thêm
    khó khăn tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội của đất nước làm chậm sự phát
    triển của đất nước, trực tiếp làm giảm sút hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành
    chính nhà nước; mặt khác, tạo ra tâm lý coi thường pháp luật trong đội ngũ
    công chức nhà nước và trong nhân dân, làm tổn hại tới uy tín nhà nước. Vì
    vậy, muốn tăng cường công tác tuyển chọn và bổ nhiệm công chức, làm sao
    tuyển được nhiều công chức tốt thì cần tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động
    khác nhau, trong đó có việc phát hiện và xử lý các văn bản quản lý hành chính
    nhà nước khiếm khuyết là một nhiệm vụ cấp bách, được đặc biệt quan tâm
    trong giai đoạn hiện nay.
    Từ đó đặt ra nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu có tính lý luận và thực
    tiễn và làm sáng tỏ những nội dung cơ bản có liên quan đến hiệu lực của
    pháp luật trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm công chức, một mặt sẽ góp
    phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động ban hành các văn
    bản pháp luật nhằm tạo nên hệ thống pháp luật thống nhất, hoàn chỉnh và
    thực thi có hiệu quả công tác tuyển chọn và bổ nhiệm công chức; mặt khác,
    góp phần tuyển chọn được đội ngũ công chức có đủ điều kiện về năng lực
    chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để thực thi nhiệm vụ của nhà nước. Qua
    nghiên cứu về tình hình thực hiện pháp luật trong tuyển chọn và bổ nhiệm
    công chức như: Vai trò của pháp luật trong tuyển chọn và bổ nhiệm công
    chức, kết quả tuyển chọn công chức, thực trạng về pháp luật trong tuyển
    chọn và bổ nhiệm công chức sẽ góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đồng
    3 4
    bộ đầy đủ và cụ thể chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn công
    chức ngày càng tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...