Luận Văn Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
    Cùng với việc thực hiện chủ trương đổi mới quản lý kinh tế
    theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đang tích cực
    tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yêu cầu của quá
    trình hội nhập này là bảo đảm tôn trọng và thực thi những quy định
    của các tổ chức quốc tế cũng như những cam kết trong các hiệp định.
    Điều đó đòi hỏi Nhà nước ta phải đổi mới hệ thống pháp luật, nhất là
    pháp luật kinh tế để đảm bảo sự tương thích của nó với pháp luật quốc
    tế và các nước trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã yêu
    cầu: “ Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với
    khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước,
    các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực
    khác Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi
    nước ta gia nhập WTO. Khẩn trương đổi mới thể chế kinh tế, hoàn
    chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các
    quy định, thông lệ quốc tế”.
    Trong lĩnh vực pháp luật về tài phán kinh tế, Pháp lệnh
    TTTM (được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày
    25/02/2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2003), là một văn
    bản pháp luật được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá các văn bản
    pháp luật về trọng tài ở Việt Nam, có tiếp thu một số nội dung cơ bản
    của Luật Mẫu UNCITRAL. Pháp lệnh đã khắc phục được những bất
    cập của các văn bản pháp luật về trọng tài trước đó, mà bước chuyển
    biến có tính đột phá là đã tạo ra được mặt bằng pháp lý chung cho
    hoạt động của trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế ở Việt Nam;
    xây dựng được mối quan hệ hỗ trợ giữa Toà án và trọng tài; tạo ra
    được cơ chế bảo đảm thi hành phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, qua
    thời gian thi hành từ ngày 1/7/2003 đến nay cho thấy, Pháp lệnh
    TTTM chưa phát huy được đầy đủ vai trò của mình trong đời sống
    kinh tế - xã hội. Nguyên nhân của tình hình này chủ yếu là do: nhận
    thức của giới doanh nhân về trọng tài chưa đầy đủ; chất lượng đội ngũ
    TTV chưa cao; kinh nghiệm của các Thẩm phán trong việc thực hiện
    hỗ trợ trọng tài chưa nhiều; tổ chức và hoạt động của các TTTT còn
    nhiều yếu kém và đặc biệt là các quy định pháp luật về TTTM chưa
    được hoàn thiện đến mức cần thiết. Pháp lệnh TTTM 2003 với tư cách
    là nguồn pháp luật chủ yếu của pháp luật về TTTM đã bộc lộ không ít
    2
    hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến hoạt động của TTTM ở nước ta
    trong thời gian qua.
    Trong khi đó, thực tiễn sôi động của hoạt động kinh doanh,
    thương mại trong nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến việc tranh
    chấp phát sinh ngày càng nhiều về số lượng, lớn về quy mô, đa dạng
    về nội dung và phức tạp về tính chất. Đồng thời, quá trình hội nhập
    kinh tế quốc tế với việc phải thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định
    trong các hiệp định đa phương và song phương, tôn trọng tập quán
    thương mại quốc tế đòi hỏi pháp luật về TTTM phải được tiếp tục sửa
    đổi, bổ sung để hoàn thiện, “bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn
    định và minh bạch”, đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết các tranh
    chấp thương mại. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ
    bản về TTTM và thực trạng pháp luật TTTM, phát hiện ra những bất
    cập trong quy định pháp luật để từ đó đề xuất những phương hướng,
    giải pháp hoàn thiện pháp luật TTTM là vấn đề hết sức cần thiết hiện
    nay. Đề tài “Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại của Việt
    Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ” được thực hiện là nhằm góp
    phần đạt được mục đích đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...