Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện n

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay


    1. Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta


    Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng đã nêu rõ: “đòi hỏi cao đối với cán bộ lãnh đạo, nhất là các đồng chí giữ cương vị trọng trách trong bộ máy của Đảng, Nhà nước ở trung ương và địa phương, các đồng chí Ủy viên trung ương, Bí thư tỉnh, thành ủy, bộ trưởng, người đứng đầu các ngành, địa phương, đơn vị và các cán bộ lãnh đạo khác phải tự giác rèn luyện, nêu gương cho cấp dưới về sự giác ngộ về chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, sự hy sinh phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Các đồng chí đó phải chịu trách nhiệm trước khuyết điểm tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong ngành, địa phương, đơn vị mình. Những cơ quan, đơn vị có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó dù không trực tiếp vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật thích hợp”. Văn kiện Đại hội X cũng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính là: “tiếp tục cải cách mạnh thủ tục hành chính, phân cấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và người đứng đầu cơ quan”; “tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước. Cơ quan nào vi phạm chính sách, pháp luật, để xảy ra tình trạng tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành trung ương khóa X của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu: “thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

    hành Trung ương khóa X của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước tiếp tục chỉ rõ: “Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công vụ và chịu trách nhiệm về những vi phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuộc phạm vi mình quản lý”; “để khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó trong cơ quan hành chính, trước hết cần tập trung đổi mới phương thức, lề lối làm việc của các cơ quan; giảm hội họp, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu cơ quan”.


    Để thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn; sự phân công, phân nhiệm, uỷ quyền cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, điều hành và về những vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của mình. Cụ thể như: Luật Cán bộ, công chức (năm 2008); Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực từ ngày 01/6/2006 (từ Điều 54 đến Điều 58 quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng); Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có hiệu lực từ ngày 01/6/2006; Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày 01/10/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

    đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và các tổ chức xã hội,


    xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước;




    Những văn bản quy phạm pháp luật trên đây, trong chừng mực nhất định đã tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ phát sinh về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.


    Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập sau:


    Một là, hệ thống pháp luật này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn hiện nay. Pháp luật chưa vươn tới điều chỉnh đầy đủ được các quan hệ phát sinh về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước theo nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.


    Hai là, trong hệ thống pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước hiện hành vẫn còn một số quy phạm pháp luật đã lỗi thời của thời kỳ trước đó, không còn phù hợp nhưng chưa sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ. Một số văn bản quy phạm pháp mới ban hành cũng đã có nhu cầu phải sửa đổi bổ, sung vì có những qui định không phù hợp. Một số văn bản mới chỉ dừng lại ở những quy định chung, đòi hỏi phải có giải thích bằng những văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện, nhưng việc ban hành các văn bản đó còn chậm và không đầy đủ, do đó việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.


    Ba là, thiếu tính đồng bộ và cụ thể giữa các văn bản và ngay trong từng văn bản và vẫn tồn tại những khoảng trống chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh, gây khó khăn cho việc thi hành. Cơ chế xây dựng pháp luật còn nhiều bất cập. Hiện nay, các quan hệ pháp luật liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mới dừng lại ở một số qui phạm nhất định ở trong các luật chuyên biệt như Luật Phòng chống tham nhũng ; Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí

    Bốn là, kỹ thuật pháp điển hóa hệ thống pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, hiệu quả sử dụng và áp dụng pháp luật chưa cao.


    Những hạn chế tồn tại pháp luật trên đây có những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:


    Một là, nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển kém, nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp kém. Những tàn dư của thực dân phong kiến sót lại còn nhiều, tư tưởng cục bộ, coi nhẹ luật nước “phép vua thua lệ làng” đã tồn tại trong thời gian dài có ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức pháp luật của người dân nói chung và cả cán bộ, công chức nói riêng. Vì vậy, xây dựng thói quen ứng xử theo pháp luật cũng phải đòi hỏi có thời gian và nhiều nỗ lực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...