Luận Văn Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bộ máy nhà nước, bên cạnh chính quyền ở trung ương, các cơ
    quan chính quyền ở địa phương cũng có vị trí rất quan trọng. Có thể nói,
    chính quyền địa phương là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đưa
    đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.
    Chính quyền địa phương có nhiệm vụ xây dựng và quản lý các mặt đời sống
    xã hội từ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng . ở địa phương. Chính
    quyền địa phương ở nước ta được tổ chức theo 3 cấp: cấp tỉnh (gồm tỉnh,
    thành phố trực thuộc trung ương); cấp huyện (gồm huyện, quận, thị xã thuộc
    tỉnh và cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn). Trong các cấp chính quyền, chính
    quyền cấp xã là cấp quản lý hành chính thấp nhất nhưng lại có vai trò đặc
    biệt quan trọng. Chính quyền cấp xã gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức
    thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
    nước. Một nhà nước vững mạnh thì phải có một hệ thống chính quyền cấp xã
    trong sạch, có đủ năng lực để đảm nhận được vai trò của mình.
    Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã đã được hình
    thành và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước CHXH Việt
    Nam từ năm 1945 đến nay. Qua các giai đoạn lịch sử, pháp luật về tổ chức và hoạt
    động của chính quyền cấp xã đã đạt được những thành tựu nhất định góp phần vào
    việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng, xây dựng và củng cố
    chính quyền nhân dân vững mạnh. Công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta
    khởi xướng bắt đầu từ năm 1986 đến nay có một nội dung rất được quan tâm đó là
    đổi mới bộ máy Nhà nước trong đó có chính quyền cấp xã. Các Nghị quyết Đại
    hội Đảng VI,VII,VIII, IX, X và đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
    Chấp hành Trung ương Đảng đã đề cập đến việc đổi mới tổ chức hoạt động của
    chính quyền cấp xã. Những nội dung này được thể chế hoá bằng các văn bản
    pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã và đã góp phần đổi
    mới và nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã, đáp ứng yêu cầu
    phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động
    của chính quyền cấp xã những năm qua và yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới
    cho thấy pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện hành đã
    bộc lộ những hạn chế nhất định như chưa thể hiện rõ sự phân cấp cho chính quyền
    cấp xã, thẩm quyền trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể trong hoạt động của chính
    quyền cấp xã còn một số nội dung chưa được làm rõ, mô hình tổ chức bộ máy và
    phương thức hoạt động của chính quyền cấp xã có điểm chưa hợp lý làm hạn chế
    hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Mặt khác, xuất phát từ yêu cầu của nền
    kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế cũng như chủ trương xây dựng
    nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, công cuộc cải cách nền
    hành chính quốc gia đòi hỏi phải đổi mới sự điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và
    hoạt động của chính quyền cấp xã. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu hoàn
    thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Việt Nam trong
    giai đoạn hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có tính thực tiễn cấp thiết. Chính vì
    vậy nghiên cứu sinh đã chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
    động của chính quyền cấp x∙ ở nước ta hiện nay" làm luận án tiến sĩ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...