Thạc Sĩ Hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đất đai - nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia luôn gắn liền với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và xây dựng chính sách phát triển, khai thác các nguồn lợi từ đất đai là hai nhiệm vụ song song của bất cứ nhà nước nào trên thế giới.
    Với đặc thù lịch sử của Việt Nam qua mấy nghìn năm đấu tranh giữ nước và dựng nước nên hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ giá trị của đất đai và lãnh thổ thiêng liêng của mình.
    Sau khi thống nhất đất nước (năm 1975) Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm quản lý, khai thác một cách hiệu quả đất đai, tài nguyên trong lòng đất, rừng núi, sông, biển để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Trong quản lý, khai thác và sử dụng đất, nhiều dự án lớn đã được Nhà nước đầu tư phát triển nhằm phát triển kinh tế, đồng thời phục vụ hiệu quả đời sống của nhân dân. Trong quản lý nhà nước về đất đai, Đảng, Nhà nước đã thành lập cơ quan cấp Bộ với chức năng tham mưu cho Chính phủ trong quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước đối với đất đai và các tài nguyên có trong lòng đất. Để thực hiện việc quản lý, Nhà nước quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật quy định về quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lợi từ đất đai. Sau hơn 60 năm kể từ ngày Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh về đất đai đến nay, hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai từng bước được hoàn thiện. Từ chỗ Nhà nước chỉ quản lý đất đai bằng các văn bản có hiệu lực pháp lý như nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ, đến nay Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi hoàn thiện và được thay thế bằng Luật đất đai năm 2003.
    Trong cơ chế hành chính quan liêu bao cấp của nền kinh tế sản xuất hiện vật ở nước ta đã dẫn đến việc sử dụng, khai thác nguồn lợi từ đất đai chưa hiệu quả. Từ khi đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội (1986), khởi đầu là đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đất đai đang được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn và sáng suốt trong việc sử dụng nguồn lợi đất đai để kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam đã thành công trong việc sử dụng đất đai và nguồn lợi từ đất để hợp tác đầu tư với nước ngoài. Điều đó được minh chứng qua tỉ lệ các dự án đầu tư nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh mà chủ yếu bên Việt Nam góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất và những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Những thành công trong việc sử dụng và khai thác lợi thế từ đất đai trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được củng cố và phát triển. Tuy vậy, việc sử dụng đất đai trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là việc cụ thể hoá chính sách về đất đai nhằm thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó các quy định pháp luật và quản lý nhà nước về đất đai được xem là những hạn chế, thậm chí cản trở hoạt động đầu tư cần phải được khắc phục.
    Hay nói một cách khác, nhu cầu hoàn thiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước là một thực tế khách quan cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
    Trên phương diện lý luận có thể xác định những lý do sau đây:
    Luật đất đai ở nước ta cần được sửa đổi, bổ sung. Vì pháp luật phản ánh thực tế chứ pháp luật không làm ra thực tế theo nghĩa: Các nhà lập pháp không thể sáng tạo ra các quan hệ xã hội mà chỉ ghi chép phản ánh những quan hệ xã hội vào trong pháp luật. Trên cơ sở khẳng định pháp luật có vai trò chủ yếu tác động đến sự phát triển và ổn định xã hội, do đó Luật đất đai cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Ở Việt Nam hiện nay cho thấy, việc tổ chức xây dựng cơ cấu kinh tế vùng miền, các tỉnh và thành phố, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; việc phát huy tính tích cực của cơ chế thị trường, thực tế đó cần được phản ánh vào nội dung của pháp luật đất đai.
    - Pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng là công cụ của quản lý hành chính nhà nước. Song quản lý hành chính nhà nước là một quá trình hoạt động đang được hoàn thiện cả về chính sách đất đai, về cơ chế quản lý, hình thức, phương pháp và mục tiêu quản lý trong những giai đoạn cụ thể. Do vậy, pháp luật trong quản lý hành chính về đất đai nói chung và thuê đất nói riêng với tư cách là một lĩnh vực pháp luật cần được hoàn thiện.
    Trên phương diện thực tiễn, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp.
    - Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thông qua các hình thức như: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê có thể dẫn đến thay đổi sở hữu, kéo theo chế độ sử dụng đất.
    - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp liên doanh, thay vì góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bằng thuê đất nhiều hơn; và không chỉ trong khu công nghiệp, khu chế xuất mà còn thuê đất ở ngoài.
    Việc phân cấp quản lý đất đai theo cấp hành chính giữa Trung ương và địa phương, theo ngành và lãnh thổ đã phát sinh các hiện tượng: quy hoạch chồng chéo, hoặc tùy tiện; tình trạng dựa dẫm, thậm chí cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa trong quy hoạch đất đai, định giá đền bù, giá thuê đất v.v Rõ ràng những nội dung về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý hành chính - với tư cách là chủ sở hữu đại diện của Nhà nước về đất đai cần phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện, đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính trong quan hệ giữa cơ quan hành chính và doanh nghiệp.
    Thực tế cũng cho thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất cần sự công khai, minh bạch, ổn định trong quản lý nhà nước về đất đai. Ở khía cạnh khác, không phải khi nào doanh nghiệp cũng thực hiện pháp luật về đất đai nói chung và sử dụng đất trong thuê đất nói riêng một cách đúng đắn và nghiêm túc. Hiện tượng chuyển đổi mục đích thuê đất trái pháp luật, hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án, hoặc môi trường, môi sinh bị ô nhiễm đang cần có những biện pháp pháp lý với những chế tài nghiêm khắc.
    Tóm lại, hoàn thiện pháp luật ở lĩnh vực trên là có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

    Với những lý do trên tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ luật, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng, cũng như quản lý nhà nước bằng pháp luật về đất đai đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và nhiều công trình khoa học cũng đã được công bố có liên quan đến đề tài này.
    Có thể liệt kê các công trình khoa học chủ yếu sau đây:
    + GS.TSKH Đào Trí Úc: "Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997;
    + Hoàng Phước Hiệp: "Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học;
    + Quách Sĩ Hùng: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Luận án phó tiến sĩ Luật học;
    + Nguyễn Mạnh Tuấn: "Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học;
    + Nguyễn Thanh Phú: "Địa vị pháp lí của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học;
    + Nguyễn Quang Tuyến: "Địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai", Luận án tiến sĩ luật học;
    + Vũ Trường Sơn: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997.
    + Trường Đại học Luật Hà Nội: "Giáo trình Luật kinh tế", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
    Ngoài ra, cũng có nhiều nhà nghiên cứu luật học như Lưu Văn Đạt, Hoàng Thế Liên, Hà Hùng Cường cũng đã có công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có đề cập đến lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.
    Các công trình khoa học nêu trên đã góp vào kho tàng lý luận chung cũng như lý luận chuyên ngành kinh tế và đất đai. Là người đã và đang nghiên cứu hệ thống pháp luật về đất đai trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả nhận thấy cần thiết phải tham khảo, kế thừa, vận dụng kết quả của các công trình trên. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và cụ thể về lĩnh vực pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về thuê đất, vì vậy, có thể xem đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay" là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích:
    Nghiên cứu để góp phần làm rõ những cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất; trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và công tác quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói chung, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng để xác định phương hướng, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất.
    * Nhiệm vụ của luận văn:
    Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu luận văn có các nhiệm vụ sau:
    - Làm sáng tỏ các khái niệm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay.
    - Phân tích làm rõ thực trạng pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thuê đất ở Việt Nam hiện nay.
    * Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là các văn bản pháp luật về đất đai, đầu tư nước ngoài và lĩnh vực thuê đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Quan điểm để nghiên cứu đề tài của tác giả dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước trong quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Quan điểm đó được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, trong Luật đất đai 2003, trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây, Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005.
    Để vận dụng tốt quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp biện chứng khoa học, nghĩa là phân tích, đánh giá, bình luận pháp luật trong quản lý nhà nước đối với đất thuê của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong sự vận động phát triển biện chứng, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế nói chung và đặc thù trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói riêng.
    Bên cạnh đó, để việc nghiên cứu đề tài được chính xác, khoa học, tác giả còn sử dụng các phương pháp so sánh sự phát triển của pháp luật về đất đai ở Việt Nam và giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật về đất đai của các nước khác trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp điều tra xã hội, phân tích, dự báo, tổng hợp để nghiên cứu đề tài này.
    6. Đóng góp về khoa học của luận văn
    - Góp phần làm rõ những cơ sở lý luận và xây dựng khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật về thuê đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
    - Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với đất thuê của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết
     
Đang tải...