Luận Văn Hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại họ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt
    Nam Dân chủ Cộng hoà khẳng định: “Nền sơ học cưỡng bách và không học
    phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng
    tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ trợ giúp. Trường tư được mở
    tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước”. Bước vào thời kỳ xây dựng
    Chủ nghĩa xã hội, đồng thời thực hiện thống nhất nước nhà, đặc biệt trong
    thời kỳ mới, giáo dục và đào tạo nước ta đã phát triển với những thành tựu to
    lớn, sự quan tâm của Đảng, của toàn xã hội đối với giáo dục và đào tạo ngày
    càng lớn.
    Cùng với sự phát triển của giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói
    riêng, theo chủ trương của Đảng “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không
    chỉ bằng đạo lý”, pháp luật về giáo dục đã được xây dựng và ngày càng hoàn
    thiện. Luật Giáo dục năm 1998 đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc
    sách hàng đầu, quy định một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn
    chỉnh, đa dạng về loại hình, với đầy đủ bậc học, cấp học và trình độ đào tạo từ
    giáo dục mầm non đến giáo dục đại học; quy định quản lý nhà nước về giáo
    dục. Qua 11 năm thực hiện Luật Giáo dục, ngành Giáo dục và đào tạo đã có
    bước phát triển đáng kể.Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
    giáo dục đại học còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, chất lượng, tính khả thi
    chưa cao, chưa thực sự tạo được hành lang pháp lý cho các trường đại học,
    cao đẳng thực hiện được các quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc
    triển khai các chức năng, nhiệm vụ của mình; chưa phát huy được tối đa tiềm
    năng của đội ngũ trí thức của các trường đại học, cao đẳng trong sự nghiệp
    xây dựng đất nước.
    Việc hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng
    càng trở lên cấp bách, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện hơn, để góp
    1
    phần đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục, thực hiện đổi mới về
    cơ bản giáo dục đại học và triển khai thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn
    thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 tại Nghị
    quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
    ương (Khoá IX), thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2006
    của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện đại học Việt Nam giai đoạn
    2006-2020. Kinh tế thế giới đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, trong đó
    vốn tri thức đang thay thế dần vốn vật chất, vốn trí thức trở thành nguồn gốc
    của sự thịnh vượng, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó khiến cho giáo
    dục đại học đang trở thành một lĩnh vực thiết yếu hơn bao giờ hết. Đáp ứng
    yêu cầu trên thì việc hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao
    đẳng ở Việt Nam đóng vai trò quyết định.
    Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện pháp luật về quản
    lý các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học ở
    Việt Nam hiện nay” để thực hiện Luận án Tiến sĩ Luật học.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Giáo dục đại học và pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng
    ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề đang được nhiều nhà khoa học, nhà quản
    lý giáo dục quan tâm, nghiên cứu. Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên
    cứu nhưng phần lớn đều tập trung vào nội dung chuyên môn giáo dục đại học,
    như quan điểm phát triển giáo dục đại học, chiến lược phát triển giáo dục đại
    học, chất lượng giáo dục đại học; nội dung, chương trình, cơ chế quản lý, đội
    ngũ giảng viên, đào tạo học viên, sinh viên
    Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vấn đề lý
    luận và thực tiễn về chính sách hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, cải
    cách hệ thống thi cử, đào tạo, cấp phát văn bằng của giáo dục đại học, chính
    sách nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương
    pháp quản lý giáo dục đại học, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý
    giáo dục, hoặc cả pháp luật về giáo dục chưa có công trình nghiên cứu nào
    2
    một cách toàn diện, có hệ thống về hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường
    đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.
    Khi Việt nam đã gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì
    vấn đề mở của hội nhập, đưa hệ thống giáo dục đại học nước nhà cạnh tranh,
    hội nhập với hệ thống các cơ sở giáo dục đại học khu vực và thế giới là tất
    yếu. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao
    đẳng ở nước ta hiện nay là một vấn đề bức thiết. Luận án là công trình nghiên
    cứu mới, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đại học, hoàn
    thiện pháp luật tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng phát huy quyền
    tự chủ và tự chịu trách nhiệm của mình; góp phần đưa giáo dục đại học sớm
    bắt nhập với nền giáo dục đại học khu vực và thế giới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của Luận án là pháp luật hiện hành về quản lý
    các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và
    thực trạng pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng, Luận án đề xuất
    hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại
    học, cao đẳng.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của
    pháp luật trong Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác trực
    tiếp điều chỉnh các trường đại học, cao đẳng. Luận án phân tích và khái quát
    hoá các yêu cầu thực tế của các lĩnh vực cụ thể liên quan đến giáo dục đại học
    để làm nổi bật vấn đề quan tâm chủ yếu: hoàn thiện pháp luật về quản lý các
    trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện
    giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
    4. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
    - Về mục đích: Trên cơ sở phân tích những vấn đề về lý luận và thực
    tiễn để Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
    quản lý các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.
    3
    - Về nhiệm vụ: Phù hợp với mục đích trên, Luận án giải quyết các
    nhiệm vụ sau:
    Một: Phân tích cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về quản lý
    các trường đại học, cao đẳng; đề xuất các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về
    quản lý các trường đại học, cao đẳng trên cơ sở đó luận chứng các giải pháp
    hoàn thiện pháp luật này ở Việt Nam;
    Hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý các trường
    đại học, cao đẳng và thực tiễn thực hiện pháp luật đó trong thời gian qua;
    Ba: Trên cơ sở những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về quản lý
    các trường đại học, cao đẳng; thực tiễn thi hành pháp luật thời gian qua và
    tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng của
    một số quốc gia trên thế giới; đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện nội
    dung, hình thức pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam
    hiện nay, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về
    quản lý các trường đại học, cao đẳng nhằm bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu
    trách nhiệm của các trường đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn
    diện giáo dục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã vận dụng các phương
    pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
    vật lịch sử, phương pháp xã hội học để làm rõ sự vận động, phát triển của
    pháp luật về giáo dục đại học nước ta trong đó tập trung vào pháp luật về
    quản lý các trường đại học, cao đẳng; phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh,
    kết hợp giữa phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp
    phân tích mô tả để nêu lên thực trạng pháp luật về quản lý các trường đại học,
    cao đẳng hiện nay, từ đó có thể đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện
    pháp luật đó; đặc biệt là so sánh luật học để phân tích bức tranh pháp luật qua
    các giai đoạn cũng như kinh nghiệm của luật pháp quốc tế, từ đó giải quyết
    các vấn đề về lý luận và thực tiễn mà đề tài đặt ra.
    4
    6. Những điểm mới và đóng góp của Luận án
    - Luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản
    lý các trường đại học, cao đẳng như: pháp luật về quản lý giáo dục đại học,
    các chủ thể, khách thể tham gia quan hệ pháp luật;
    - Xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với các trường đại
    học, cao đẳng; mức độ can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước đối với
    các trường đại học, cao đẳng; đưa ra các tiêu chí hoàn thiện pháp luật đó đối
    với các trường đại học, cao đẳng;
    - Khái quát, hệ thống hóa thực trạng pháp luật về quản lý các trường
    đại học, cao đẳng ở Việt Nam trong các giai đoạn (khái quát giai đoạn trước
    1998) và tập trung vào giai đoạn từ 1998 đến nay, từ đó đánh giá những bất
    cập, tồn tại cũng như những mặt được trong hệ thống văn bản hiện hành về
    quản lý các trường đại học, cao đẳng; đề xuất các quy định cần chỉnh sửa, bổ
    sung, ban hành mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt
    Nam, yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội
    nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
    - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý các
    trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam thời gian qua và kinh nghiệm quốc tế
    về quản lý các trường đại học, cao đẳng của một số quốc gia đại diện cho các
    khu vực và gần với điều kiện của Việt Nam để vận dụng có chọn lọc kinh
    nghiệm đó vào thực tiễn của nước nhà, Luận án đã đề xuất các quan điểm và
    giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý đối với các trường đại học,
    cao đẳng; trong đó xác định và đề xuất từng nội dung cụ thể trong quản lý
    giáo dục đại học; nêu và phân tích cụ thể về hình thức và nội dung của từng
    mặt đó trong các lĩnh vực: quản lý quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ
    chức nhân sự, tài chính, hợp tác quốc tế .đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và
    toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, đặc biệt là tập trung vào việc hoàn thiện
    các quy định của pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng nhằm bảo
    5
    đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học đáp ứng yêu
    cầu hội nhập quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...