Tiến Sĩ Hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    6
    1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 6
    1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 14
    1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề đặt
    ra cần được tiếp tục nghiên cứu 22
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ
    NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    24
    2.1. Khái niệm và đặc điểm của Kiểm toán Nhà nước 24
    2.2. Khái niệm, nội dung điều chỉnh, đặc điểm và vai trò của pháp luật về kiểm toán nhà nước 27
    2.3. Tiêu chí hoàn thiện và các điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước 39
    2.4. Yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước 52
    2.5. Pháp luật về kiểm toán nhà nước của các nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam 59
    Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 69
    3.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam 69
    3.2. Thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay 84

    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    117
    4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay 117
    4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay 124
    KẾT LUẬN 161
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 164
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt
    Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Điều đó, đã thể hiện yêu cầu của Đảng phải tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước. Để tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước theo yêu cầu của Đảng, cần phải có các công cụ kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả, trong đó có cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,
    Kiểm toán Nhà nước sẽ là công cụ kiểm tra tài chính có hiệu lực nhất của Nhà nước đối với mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta hiện nay. Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, các văn bản pháp luật về tổ
    chức và hoạt động của KTNN không ngừng được bổ sung hoàn thiện, đặc biệt Quốc hội khoá XI, tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Kiểm toán nhà nước là một bước tiến to lớn về phương diện lập pháp đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Trên cơ sở các văn bản pháp luật này, tổ chức và hoạt động của KTNN ngày càng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám
    sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng nhưng trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm toán của KTNN cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
    tình hình mới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, như: Chế định về địa vị pháp lý chưa tương xứng với vị trí, vai trò của KTNN; địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN chưa được quy định trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước như hầu hết các nước trên thế
    giới nên không tránh khỏi khó khăn khi xác định mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan KTNN; phạm vi kiểm toán chưa bao quát hết việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công; chưa có sự tương thích về một số quy định giữa Luật Kiểm toán nhà nước với các luật liên quan, nhất là các luật về tổ chức bộ máy nhà nước; chưa có các quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước . đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia.
    Từ những lý do trên đây, việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, tác giả chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" làm luận án tiến sỹ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam; những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI và pháp luật về kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước qua các thời kỳ, Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành và những quy định về kiểm toán nhà nước trong các văn bản QPPL có liên quan từ khi KTNN được thành lập (11/7/1994) đến nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện mục đích nêu trên luận án có những nhiệm vụ sau đây:
    Một: Phân tích cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước; xác lập các tiêu chí và điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước; phân tích yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và trên cơ sở đó luận chứng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước ở Việt Nam;
    Hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm toán nhà nước và thực tiễn thực hiện trong thời gian qua; Ba: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng
    pháp luật về kiểm toán nhà nước; thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm toán nhà nước thời gian qua và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật về kiểm toán nhà nước của một số nước trên thế giới, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...