Tiến Sĩ Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU1
    PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN8
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT GIAO
    DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN30
    1.1. Nền tảng triết lý của việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người
    có liên quan 30
    1.2. Nhận diện các giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát 35
    1.2.1. Người có liên quan và đặc điểm xác định người có liên quan 35
    1.2.2. Nhận diện giao dịch giữa công ty với người liên quan cần kiểm soát 39
    1.2.3. Các dạng giao dịch giữa công ty với người có liên quan 45
    1.3. Nội dung của pháp luật về hoạt động kiểm soát giao dịch giữa công ty
    với người có liên quan 46
    1.3.1. Pháp luật về kiểm soát nhằm ngăn ngừa vi phạm 46
    1.3.2. Pháp luật về kiểm soát nhằm khắc phục và xử lý vi phạm 51
    1.4. Vai trò của việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan
    bằng pháp luật53
    1.4.1. Vai trò của kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan đối
    với lợi ích của công ty, những người góp vốn và lợi ích của bên thứ ba 54
    1.4.2. Vai trò của kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên
    quan đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 54
    1.4.3. Vai trò của kiểm soát các giao dịch giữa công ty với việc chống
    lạm dụng quyền lực trong công ty 55
    1.4.4. Vai trò của kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên
    quan đối với việc hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp 56
    1.5. Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm soát giao dịch giữa công ty với
    người có liên quan 56
    1.5.1. Các quy định của Pháp luật 56
    1.5.2. Điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế nội bộ của doanh nghiệp 60
    1.6. Các đặc trưng trong tổ chức, quản lý của doanh nghiệp ở Việt Nam tác
    động đến cơ chế kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan 61
    1.7. Kinh nghiệm pháp luật một số nước về kiểm soát giao dịch giữa công
    ty với người có liên quan 63
    1.7.1. Pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 64
    1.7.2. Pháp luật Cộng hòa Pháp 66
    1.7.3. Pháp luật Trung Quốc 69
    Chương 2: KIỂM SOÁT GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ
    LIÊN QUAN TRONG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ TRONG
    ĐIỀU LỆ CỦA CÁC CÔNG TY ĐANG HOẠT ĐỘNG73
    2.1. Pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan 73
    2.1.1. Các quy định pháp luật để nhận diện giao dịch giữa công ty với
    người có liên quan cần kiểm soát 73
    2.1.2. Các quy định pháp luật về thủ tục xác lập giao dịch 91
    2.1.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch giữa công ty với người có liên quan
    không được xác lập theo thủ tục luật định 100
    2.1.4. Trách nhiệm của các cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thủ tục
    xác lập giao dịch giữa công ty với người có liên quan 105
    2.2. Việc cụ thể hóa các quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa
    công ty với người có liên quan trong Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp 110
    2.2.1. Điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang 111
    2.2.2. Điều lệ hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương 114
    Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO
    DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN119
    3.1. Các yếu tố cần được đảm bảo khi hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
    giao dịch giữa công ty với người có liên quan 119
    3.1.1. Các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và yêu c
    ầu về kiểm soát
    giao dịch giữa công ty với người có liên quan 119
    3.1.2. Tính đồng bộ, tính hệ thống của pháp luật về kiểm soát giao dịch
    giữa công ty với người có liên quan 122
    3.1.3. Tính tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về kiểm soát
    giao dịch giữa công ty với người có liên quan 123
    3.1.4. Các yêu cầu cụ thể quản trị công ty đặt ra đối với pháp luật về kiểm
    soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan
    125
    3.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát giao dịch giữa công ty
    với người có liên quan 130
    3.2.1. Hoàn thiện nền tảng thể chế cho việc kiểm soát giao dịch giữa
    công ty với người có liên quan 130
    3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản trị công ty để kiểm soát hiệu quả hơn giao
    dịch giữa công ty với người có liên quan 140
    3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát giao
    dịch giữa công ty với người có liên quan 144
    KẾT LUẬN152
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ155
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO156
    3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản trị công ty để kiểm soát hiệu quả hơn giao
    dịch giữa công ty với người có liên quan 140
    3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát giao
    dịch giữa công ty với người có liên quan 144
    KẾT LUẬN
    152
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ155
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO156
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển của các loại hình doanh
    nghiệp về quy mô và lĩnh vực hoạt động. Trong các loại hình công ty đối vốn, việc
    tổ chức, quản lý công ty được quyết định dựa trên yếu tố vốn của các thành viên
    góp vào công ty. Số lượng thành viên trong các công ty đối vốn thường nhiều và
    các thành viên có mối quan tâm khác nhau khi tham gia công ty. Điều này đặt ra
    vấn đề là việc quản trị công ty cần phải đảm bảo được quyền lợi của bản thân công
    ty, quyền lợi của các thành viên, cổ đông, nhất là của các thành viên, cổ đông thiểu
    số, trong đó có cả việc bảo vệ trước sự vi phạm của các cổ đông khác và những
    người quản lý công ty.
    Kiểm soát giao dịch của công ty với những người có liên quan là một trong
    những nội dung của quản trị công ty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty
    phải thiết lập rất nhiều loại giao dịch, hợp đồng. Các giao dịch, hợp đồng này rất đa
    dạng về nội dung (như hợp đồng mua bán, hợp đồng cung ứng nguyên liệu, hợp
    đồng dịch vụ, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng tín dụng ), về hình thức (văn bản,
    lời nói, hành vi), về mục đích (lợi nhuận hay tiêu dùng) và về thành phần chủ thể
    (giữa công ty với khách hàng của mình, trong đó, có những giao dịch được công ty
    thiết lập với người liên quan như: thành viên/cổ đông công ty, những người đang
    nắm giữ những vị trí quản lý quan trọng trong công ty).
    Giao dịch giữa công ty với người liên quan thường được tiếp cận theo tiêu chí
    chủ thể, trong đó, một bên chủ thể của giao dịch là công ty, còn chủ thể bên kia là
    “người có liên quan”. Những “người có liên quan” là những người nắm quyền quản
    lý hoặc có khả năng chi phối đến nội dung giao dịch, hợp đồng hoặc có ảnh hưởng
    đến việc ra quyết định đó. Giao dịch được ký kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng,
    thỏa thuận nhưng có nguy cơ mất cân bằng về lợi ích do các chủ thể này là những
    người nắm giữ vị trí quản lý quan trọng trong doanh nghiệp hoặc là các thành viên,
    cổ đông lớn nên có khả năng tác động đến giao dịch sao cho có lợi cho mình.
    Trong giao dịch giữa công ty với người liên quan có hai giả thuyết được đặt
    ra: có sự xung đột lợi ích và tính hợp lý về mặt kinh tế. Ở giả thuyết thứ nhất, trong
    giao dịch này tồn tại sự xung đột lợi ích giữa người có khả năng quyết định hoặc
    ảnh hưởng đáng kể đến thiết lập giao dịch với lợi ích của công ty. Người này có thể
    và có khả năng cố tình phản ánh sai lệch ý chí của công ty, gây thiệt hại hoặc không
    tối đa hóa được lợi ích cho chủ thể này để tạo lợi ích cho bản thân mình hoặc cá
    nhân, tổ chức có mối quan hệ liên quan với họ. Ngược lại, giả thuyết thứ hai cho
    rằng giao dịch đó hoàn toàn hợp lý về mặt kinh tế, có hiệu quả và cần thiết cho
    doanh nghiệp. Ưu điểm khi thiết lập giao dịch này là mức độ linh hoạt trong quá
    trình thỏa thuận vì các bên đã rất hiểu nhau, do đó, tiết kiệm thời gian, chi phí; các
    bên giữ được bí mật kinh doanh của mình; các giao dịch này có thể sinh lợi cao hơn
    cho công ty so với các giao dịch với những bạn hàng có ít thông tin từ bên ngoài.
    Pháp luật của các nước trên thế giới không cấm giao dịch của công ty với
    người liên quan mà cho phép thiết lập giao dịch thông qua thủ tục kiểm soát chặt
    chẽ. Ngoài ra, cùng với xu hướng các công ty đầu tư, thâm nhập lẫn nhau, sự phát
    triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế, các nhóm công ty liên kết với nhau thông
    qua quá trình đầu tư vốn thì việc ký hợp đồng giữa các công ty trong nhóm ngày
    càng gia tăng. Chính vì vậy, các hợp đồng này nếu không được kiểm soát bằng cơ
    chế hiệu quả có thể phát sinh tình trạng lạm dụng “quyền lực” gây thiệt hại cho
    công ty, cho các thành viên, cổ đông của công ty. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường
    phát triển đòi hỏi sự phát triển về mặt luật pháp để đảm bảo môi trường pháp lý lành
    mạnh, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, người lao động, các bạn hàng của công
    ty và lợi ích của nhà nước.
    Pháp luật về tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam đã đặt ra vấn đề kiểm soát
    các giao dịch của công ty với người liên quan, bắt đầu từ Luật Doanh nghiệp nhà
    nước năm 1995, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và tiếp tục được phát triển, hoàn
    thiện trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Luật Doanh nghiệp năm 2005,
    Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các văn bản quản lý nội bộ trong từng công ty như
    Điều lệ công ty, các quy chế về việc ký kết và thực hiện hợp đồng cũng có quy định
    điều chỉnh vấn đề này.
    Tuy nhiên trên thực tế, việc kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người
    liên quan ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí yếu kém. Tình trạng này xuất
    phát từ các lý do sau:
    Thứ nhất, khái niệm người có liên quan và các căn cứ để nhận diện giao dịch
    giữa công ty với người có liên quan cần được kiểm soát còn chưa được pháp luật
    qui định thật rõ ràng, cụ thể. Quy định về người có liên quan trong Luật Doanh
    nghiệp, Luật chứng khoán năm 2006, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 còn
    chồng chéo, mâu thuẫn. Các quy định pháp luật về thủ tục kiểm soát giao dịch giữa
    công ty với người có liên quan còn chưa được quy định rõ ràng và đầy đủ về nghĩa



    vụ của những người có liên quan trong việc công khai giao dịch, các nguyên tắc
    thông qua giao dịch. Do đó, các quy định pháp luật về thủ tục kiểm soát giao dịch
    giữa công ty với người có liên quan còn khó thực thi trên thực tế.
    Thứ hai, pháp luật chưa có quy định rõ về xử lý hậu quả của giao dịch giữa
    công ty với người liên quan khi những giao dịch này không được tuân thủ trình tự
    thông qua theo quy định của pháp luật. Những giao dịch này bị vô hiệu căn cứ vào
    lý do gì? Các chế tài mà người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm là gì?
    Nhận thức của một số doanh nghiệp về xử lý hậu quả của giao dịch giữa công ty với
    người liên quan nếu không được giao kết đúng thủ tục chưa đúng đắn, dẫn đến việc
    đưa ra các yêu cầu không cần thiết trong việc kiểm soát giao dịch.
    Thứ ba, sự kiểm soát các giao dịch này trong quy chế hoạt động của các loại
    hình công ty ở nước ta còn thiếu. Trong vấn đề quản trị doanh nghiệp, các thành
    viên, cổ đông, các cơ quan quản lý của công ty đa phần còn chưa ý thức được tầm
    quan trọng của việc kiểm soát các giao dịch này. Cụ thể, công ty chưa lưu trữ hồ sơ,
    danh tính về bên có liên quan để kiểm soát cũng như trình tự, thủ tục và thẩm quyền
    thông qua các giao dịch này. Vì vậy, các doanh nghiệp chưa xác định được các giao
    dịch cần kiểm soát và yêu cầu công khai hóa và kiểm soát các giao dịch này. Đây là
    lỗ hổng lớn trong khung pháp luật về quản trị doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
    Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhận diện các giao dịch giữa
    công ty với người liên quan, cũng như xây dựng hoàn thiện cơ chế kiểm soát các
    giao dịch này thực sự cần thiết. Điều này đáp ứng yêu cầu của quản trị doanh
    nghiệp, giải quyết tranh chấp về hợp đồng và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống lý luận
    về pháp luật kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan; đánh giá thực
    trạng pháp luật hiện hành về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên
    quan; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa
    công ty với người có liên quan.
    Để thực hiện mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
    Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về giao dịch cần kiểm soát
    như triết lý của việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan; giao
    dịch giữa công ty với người liên quan cần kiểm soát trong các loại hình doanh nghiệp; vai trò của việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan
    bằng pháp luật; nội dung của pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với
    người có liên quan; cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm soát giao dịch giữa công ty
    với người có liên quan; những đặc trưng trong tổ chức, quản lý và hoạt động của
    các doanh nghiệp Việt Nam có ảnh hưởng đến việc thực thi các quy định pháp luật
    về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan.
    Hai là, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục kiểm soát
    các giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Đánh giá thực trạng pháp luật về
    kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan gồm có: (i) các quy định
    pháp luật để nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát;
    (ii) các quy định pháp luật về thủ tục xác lập giao dịch; (iii) hậu quả pháp lý của các
    giao dịch giữa công ty với người có liên quan không được xác lập theo thủ tục luật
    định; (iv) trách nhiệm của các cá nhân tham gia xác lập giao dịch không tuân theo
    thủ tục giao kết; (v) một số trường hợp ngoại lệ về quy định cấm giao dịch giữa
    công ty với người có liên quan. Trên cơ sở phân tích thực trạng quy định pháp luật,
    luận án đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trên thực tế và việc cụ thể hóa pháp
    luật trong Điều lệ một số công ty đang hoạt động để chỉ ra những nội dung, những
    vấn đề còn hạn chế, thiếu sót, chưa phù hợp, cần hoàn thiện.
    Ba là, trên cơ sở giải quyết những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật nêu
    trên, luận án tiếp tục nghiên cứu các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật
    nhằm xây dựng cơ chế kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan
    một cách hiệu quả để có thể phát huy vai trò là một trong những công cụ bảo vệ
    quyền lợi của công ty, bảo vệ nhà đầu tư và môi trường kinh doanh.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Trên thế giới, các nhà khoa học nghiên cứu về giao dịch giữa công ty với
    người có liên quan có thể tiếp cận dưới góc độ kinh tế để tìm hiểu những ưu điểm,
    những nhược điểm về giá trị kinh tế của giao dịch giữa công ty với người có liên
    quan dựa trên việc phân tích các số liệu thực tế của các công ty về loại giao dịch
    này.
    Với tính chất là luận án tiến sỹ luật học, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu cơ
    chế kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan dưới góc độ khoa học
    pháp lý.
     
Đang tải...