Tiến Sĩ Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH, PHÁP
    LUẬT VỀ GIA ĐÌNH, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH VÀ
    NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7
    1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 17
    1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 20
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH Ở
    VIỆT NAM 23
    2.1. Khái niệm pháp luật về gia đình, đặc điểm, nội dung và vai trò của
    pháp luật về gia đình ở Việt Nam 23
    2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về gia đình ở
    Việt Nam 45
    2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ở
    Việt Nam 50
    2.4. Pháp luật về gia đình ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể
    tham khảo cho Việt Nam 55
    Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
    VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 67
    3.1. Quá trình phát triển của pháp luật về gia đình 67
    3.2. Thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 73
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
    GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 114
    4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 114
    4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 122
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    Trang
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường đặc biệt
    quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn
    nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, gia
    đình cũng là tổ ấm, nơi bình yên, an toàn, nơi duy trì và phát huy các giá trị văn hóa
    truyền thống về gia đình, bảo tồn các phong tục, tập quán tốt đẹp, đấu tranh loại bỏ
    những tiêu cực, tệ nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giữa gia đình và xã hội có
    mối liên hệ mật thiết với nhau: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
    đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
    Trong gần ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, những thành tựu to lớn
    đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và
    tinh thần cho mọi gia đình. Vị trí, vai trò, chức năng của gia đình tiếp tục được phát
    huy và bổ sung thêm nhiều nét mới về nội dung và ý nghĩa xã hội ngày càng toàn
    diện và sâu sắc hơn. Ngày càng có nhiều gia đình văn hóa góp phần giữ gìn và phát
    huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã
    giúp hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Kinh tế gia đình thực
    sự đóng góp quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc
    dân. Nhiều giá trị nhân văn mới như phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới,
    quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình ngày càng được đề cao. Pháp luật về
    gia đình ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý xây dựng gia đình ấm no, hạnh
    phúc, tiến bộ, bình đẳng. Hệ thống cơ quan nhà nước và tổ chức tham gia công tác
    gia đình ngày càng kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Đảng và Nhà nước đã quan
    tâm đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát huy vai trò của gia đình Việt Nam
    trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt
    Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế.
    Tuy nhiên, nhiều hiện tượng tiêu cực mới nẩy sinh trong quan hệ gia đình có
    xu hướng ngày càng phức tạp. Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa thực sự
    hiệu quả. Bạo hành trong gia đình còn diễn biến rất phức tạp. Ở nhiều nơi, trong
    nhiều gia đình vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, chưa bảo đảm bình đẳng
    giới trong gia đình. Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Các
    hiện tượng các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AID xâm nhập vào gia
    đình chưa thuyên giảm. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống của gia đình như kính
    trên nhường dưới, thủy chung, hiếu nghĩa đang có biểu hiện xuống cấp . Có nhiều



    nguyên nhân dẫn đến tình hình nói trên, trong đó có một số nguyên nhân như: Sự
    nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình, công tác quản lý nhà
    nước về gia đình còn một số bất cập, chưa huy động sự tham gia của xã hội và cộng
    đồng. Pháp luật về gia đình đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa theo kịp sự phát
    triển của gia đình trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Các
    quy định pháp luật về gia đình tồn tại rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Nhiều
    quy phạm chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu minh bạch, không phù hợp điều kiện thực tế
    khách quan nên tính khả thi còn hạn chế. Nhiều vấn đề phát sinh trong lĩnh vực gia
    đình chưa được phản ánh và xử lý kịp thời; chính sách, pháp luật về gia đình chưa
    đồng bộ; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình và trang bị các kiến thức,
    kỹ năng ứng xử trong các quan hệ về gia đình chưa được coi trọng Việc tổng kết
    thực hiện pháp luật về gia đình, nghiên cứu chính sách, pháp luật về gia đình chưa
    được quan tâm và đầu tư đúng mức, vì vậy, cho đến nay chưa có cơ sở khoa học và
    thực tiễn đúng đắn phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn
    thiện pháp luật về gia đình.
    Do vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện pháp luật về gia đình, xây
    dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về gia đình, hướng tới
    mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững là
    cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng ở nước ta hiện nay.
    Xuất phát lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về
    gia đình ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ của mình tại Học viện Chính trị
    Quốc gia Hồ Chí Minh.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, làm rõ cơ sở lý luận hoàn
    thiện pháp luật về gia đình, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam và
    đề ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay.
     
Đang tải...