Tiểu Luận Hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn nói riêng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài làm hay, dài 42 trang
    Định dạng file word
    Bài làm của SV Luật

    Nhóm 6 : Cấp dưỡng


    MỤC LỤC
    I. Mở đầu
    II. Nội dung
    1. Khái niệm, đặc điểm của cấp dưỡng
    2. Các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
    3. Những quy định chung của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng
    3.1. Mức cấp dưỡng
    3.2. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
    3.3. Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
    3.4. Người có quyền yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng
    4. Các mối quan hệ trong nghĩa vụ cấp dưỡng
    4.1. Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ - chồng
    4.2. Quan hệ cấp dưỡng giữa cha – mẹ - con
    4.3. Quan hệ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
    4.4. Quan hệ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu.
    5. Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng.
    6. Một số vấn đề bất cập trong cấp dưỡng và kiến nghị hoàn thiện chế định cấp dưỡng.
    III. Kết luận


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Gia đình là tế bào của xã hội. Muốn cho xã hội tốt thì trước tiên và cốt yếu là phải xác lập được một quan hệ vợ chồng hạnh phúc, vì đó là hạt nhân quan trọng tạo nên tế bào đó. Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hội bình thường nhằm xác lập nên tế bào của xã hội, thì li hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ. Vấn đề cấp dưỡng khi li hôn có từ lâu trong lịch sử loài người. Đây là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta và vấn đề này ngày càng được sự chú ý của cộng đồng và người dân. Bởi lẽ việc cấp dưỡng nhằm đảm bảo cho người được cấp dưỡng được hưởng sự quan tâm, chăm sóc về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho người cấp dưỡng có đủ điều kiện tồn tại và phát triển. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tình trạng li hôn diễn ra ngày càng phức tạp. Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt theo nguyên tắc quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt theo nhưng quan hệ tài sản trong đó có quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng không hẳn đã chấm dứt. Khi một bên vợ hoặc chồng gặp khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lí do chính đáng thì người chồng hoặc vợ cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của họ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với truyền thống của người Việt Nam “Vợ chồng một ngày nên nghĩa”. Bên cạnh đó, khi vợ chồng li hôn người phải gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất không ai khác là các con. Vì hoàn cảnh, vì những bất đồng quan điểm sống của cha mẹ mà những người con không thể cùng một lúc nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng của cả cha và mẹ. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, khi đạo đức xã hội ở một bộ phận cộng đồng đang bị xuống dốc, đã ảnh hưởng trực tiếp đến truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Trên thực tế, ở nước ta hiện nay, đã xảy ra không ít trường hợp vợ hoặc chồng bỏ mặc không quan tâm, không cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ cũ khi người chồng hoặc vợ cũ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Hay trường hợp, vợ chồng sau khi li hôn không quan tâm đến cuộc sống của con cái, bỏ mặc, không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng của họ đối với con. Trong khi đó các quy định của pháp luật hiện hành về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn nói riêng, có những vấn đề chưa được quy định hoặc quy định chưa đủ, điều đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người được cấp dưỡng cũng như quyền lợi của người phải cấp dưỡng. Do đó, việc đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ cấp dưỡng là rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
    Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn nói riêng là đòi hỏi tất yếu.
    II. NỘI DUNG
    1. Khái niệm, đặc điểm của cấp dưỡng:
    Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn
    nhân, huyết thống hoặc nuôi duỡng. Xuất phát từ những quan hệ đó, mà
    các thành viên trong gia đình có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm đối với nhau. Khi nhà nuớc và pháp luật xuất hiện,
    quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đuợc điều chỉnh bởi các quy
    phạm pháp luật. Sự chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong
    gia đình không chỉ là yêu cầu về đạo đức, mà còn là nghĩa vụ pháp lý
    đuợc pháp luật quy định cụ thể rõ ràng.
    Chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau vừa là quyền vừa là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nhất định,
    người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể không có điều kiện thực hiện nghĩa
    vụ nuôi dưỡng như khi họ phải đi công tác xa, phải chấp hành hình phạt
    tù để đảm bảo cuộc sống bình thường của người đuợc nuôi dưỡng, trong
    những trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra.
    Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại khoản 11, Điều 8 đã đưa ra khái niệm về cấp dưỡng như sau: “cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này”.
    Từ khái niệm cấp dưỡng cho thấy cấp dưỡng là một quan hệ pháp lý có những đặc điểm cơ bản sau:
    - Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn liền với nhân thân vì nó liên quan đến những lợi ích về tài sản. Điều đó
    thể hiện ở chỗ: người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp một số tiền
    hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người
    được cấp dưỡng. người được cấp dưỡng cũng hướng tới và mong muốn có
    được những khoản tài sản vật chất nhất định để đáp ứng nhu cầu đời
    sống thiết yếu của bản thân. Quan hệ cấp dưỡng gắn liền với nhân thân
    của chủ thể nên “không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể
    chuyển giao cho người khác”
    Ví dụ: sau khi ly hôn, theo thỏa thuận giữa hai người, ngôi nhà chung do chồng quản lý,vì thế người chồng có nghĩa vụ mua một căn hộ cho vợ và đứa con để vợ và con đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân là có nhà để ở và sinh hoạt hàng ngày.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1) Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
    2) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, 2006.
    3) Nghị định 70/2001/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
    4) Trang web:http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/
    5) TS. Nguyễn Ngọc Điện, Trường Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam tập 1, 2005.
    6) Trần Quang Dung, Tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nxb Tổng Hợp Đồng Nai, 2000.
    7) Hạnh Quyên, Đòi quyền cấp dưỡng từ chồng cũ như ăn mày, http://phapluatvn.vn/tuphap/201110/doi-quyen-cap-duong-nhu-an-may-2059113/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...