Luận Văn Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp
    ở nước ta; bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở. Năng lực,
    hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã tác động trực tiếp đến việc
    phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm cho sự ổn định và phát
    triển của đất nước. Chính quyền cấp xã không thể đảm nhận được vai trò, nếu
    thiếu nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền
    cấp xã (CBCCCQCX).
    Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ CBCCCQCX, Hội nghị Trung
    ương 5 (khóa IX) đã họp và ra Nghị quyết về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
    thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn". Nghị quyết xác định xây dựng đội
    ngũ CBCCCQCX là một trong ba vấn đề cơ bản, bức xúc nhằm đổi mới và nâng
    cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời phải: "sớm sửa đổi, bổ sung
    Luật về tổ chức Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân (với quy định cụ thể về phân
    cấp, ủy quyền cho chính quyền cơ sở), Pháp lệnh về cán bộ, công chức (bổ sung
    quy định đối với cán bộ, công chức cơ sở)".
    Sau khi có Nghị quyết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
    CBCCCQCX từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý
    và sử dụng CBCCCQCX. Việc quản lý, sử dụng CBCCCQCX được đổi mới từ
    khâu tuyển chọn, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng và chế độ,
    chính sách đãi ngộ .
    Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế
    quốc tế, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa
    (XHCN) của dân, do dân, vì dân, pháp luật về CBCCCQCX đã bộc lộ những yếu
    kém, bất cập: thiếu tính đồng bộ, tính thống nhất; quy định về CBCCCQCX nằm ở
    nhiều văn bản pháp luật; nội dung điều chỉnh về CBCCCQCX còn chung chung,
    chưa hoàn toàn phù hợp; số lượng định biên và cơ cấu các chức danh CBCCCQCX
    còn gò bó, cứng nhắc, có nơi thiếu, nơi thừa, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
    cụ thể của từng cơ sở; các quy định về quản lý còn phân tán, chồng chéo, thiếu
    thống nhất, chưa có sự phân công rõ ràng, rành mạch; tiêu chuẩn đối với
    CBCCCQCX còn nhiều mâu thuẫn và chưa ăn khớp; công tác đào tạo, bồi dưỡng
    CBCCCQCX chậm được đổi mới; tiền lương, phụ cấp và các đãi ngộ khác đối với
    CBCCCQCX chưa được giải quyết một cách cơ bản, còn nhiều bất hợp lý; một số
    chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng về CBCCCQCX chưa được thể chế hóa
    thành pháp luật; nhiều vấn đề mới phát sinh trong quản lý và xây dựng đội ngũ
    CBCCCQCX chưa được pháp luật điều chỉnh, bổ sung kịp thời .
    Để tạo được một hệ thống văn bản pháp luật về CBCCCQCX có sự đổi mới
    cơ bản, có hệ thống quy phạm, nguyên tắc, định hướng và mục đích pháp lý đầy
    đủ, rõ ràng, đồng bộ, thống nhất và tính khả thi cao đáp ứng được yêu cầu xây
    dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận, pháp lý
    cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên
    cứu đề tài: "Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp x∙ đáp
    ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền x∙ hội chủ nghĩa Việt Nam" là
    yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...