Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước




    Bí mật nhà nước (BMNN) được coi là “tài sản” đặc biệt thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước quản lý, nắm giữ, bảo vệ và khai thác hoặc chuyển giao để phục vụ cho hoạt động đối nội, đối ngoại của đất nước. BMNN có liên quan trực tiếp đến sự ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng - an ninh và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Các thế lực thù địch, các loại đối tượng xấu luôn tìm cách thu thập, khai thác BMNN nhằm gây nguy hại cho Nhà nước. Chính vì vậy, phải có biện pháp bảo vệ, bảo đảm an toàn cho các BMNN, không để lộ, mất BMNN. Hiện nay, việc bảo vệ BMNN như thế nào để vừa bảo đảm an toàn BMNN, vừa không ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của người dân là vấn đề được đặt ra. Vì vậy, cần phải nhận diện BMNN và xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN.


    1. Bí mật nhà nước và công tác bảo vệ bí mật nhà nước




    BMNN là những thông tin thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ có thể gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. BMNN có thể tồn tại trong các vật, tài liệu, lời nói hoặc dưới các hình thức khác về vụ việc, thời gian, địa điểm . Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các thông tin thuộc phạm vi BMNN được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Danh mục BMNN độ Tuyệt mật và Tối mật do Thủ tướng Chính phủ quyết định, danh mục BMNN độ Mật do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định sau khi thống nhất với người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức có liên quan


    Bảo vệ BMNN là tổng hợp các hoạt động bảo đảm cho BMNN luôn nằm trong trật tự vốn có của nó, bao gồm các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn lộ, mất BMNN; các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và vô hiệu hóa hoạt động thu thập BMNN

    của các loại đối tượng nhằm gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt


    Nam.




    Để bảo vệ BMNN, phía Nhà nước có trách nhiệm tiến hành các hoạt động như: ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ BMNN; quy định và công bố danh mục BMNN thuộc các độ mật (Tuyệt mật, Tối mật và Mật); quyết định và giải mật BMNN; thực hiện các quy trình bảo vệ đối với tài liệu, vật mang BMNN (như xác định và đóng dấu độ mật, in, sao, chụp, vận chuyển, giao nhận, truyền nhận qua các thiết bị vô tuyến, hữu tuyến, thống kê, lưu giữ, bảo quản, khai thác, sử dụng, chuyển loại, tiêu hủy); tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; ngăn chặn và đấu tranh vô hiệu hoá các hoạt động thu thập BMNN


    Còn đối với công dân (kể cả cán bộ, công chức, chiến sĩ, sĩ quan), pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép BMNN và việc lạm dụng bảo vệ BMNN để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch nhà nước. Việc tiếp xúc, bảo quản, cung cấp và xử lý BMNN phải thực hiện theo quy định của pháp luật.


    2. Bảo vệ bí mật nhà nước và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân




    Bảo vệ BMNN và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân thường có sự xung đột, kể cả trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn áp dụng, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả nhiều nước trên thế giới. Việc mở rộng phạm vi BMNN, không những làm yếu đi khả năng bảo vệ các thông tin đó, mà còn hạn chế quyền tiếp cận thông tin - quyền cơ bản của công dân - và ngược lại, nếu mở rộng theo hướng tự do tiếp cận thông tin sẽ dễ dẫn đến lộ, lọt, mất BMNN, cũng là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu thập BMNN và có thể gây ra những thiệt hại cho lợi ích quốc gia. Vì vậy, việc xác định đúng phạm vi BMNN và phạm vi thông tin

    được công khai là rất hệ trọng. Nếu làm được điều đó, sẽ tạo lập được sự cân bằng đúng mức giữa bí mật và công khai.


    Trong hệ thống pháp luật hiện hành, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về quyền tiếp cận thông tin của công dân, trong đó có việc công bố, công khai thông tin, dữ liệu có liên quan đến hoạt động công quyền. Các văn bản này cũng đồng thời đưa ra các trường hợp ngoại lệ như không được công bố, công khai, cung cấp thông tin thuộc BMNN hoặc quy định thành các loại hành vi bị nghiêm cấm. Tuy vậy, các văn bản này lại không quy định loại thông tin nào thuộc BMNN. Việc xác định thông tin nào thuộc BMNN lại phải dựa vào quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh về bảo vệ BMNN, như Pháp lệnh Bảo vệ BMNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.


    Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trực tiếp điều chỉnh về bảo vệ BMNN đã xuất hiện nhiều bất cập như giá trị pháp lý chưa cao, phạm vi điều chỉnh chưa toàn diện, nội dung thiếu thống nhất, nhiều quy định còn chung chung, dẫn đến việc áp dụng còn tùy tiện, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như yêu cầu công khai thông tin trong tình hình hiện nay.




    3. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước




    Pháp luật về bảo vệ BMNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về BMNN và phòng, chống các hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ BMNN.


    Xác định rõ được tầm quan trọng của pháp luật về bảo vệ BMNN, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và thực hiện công tác bảo vệ BMNN phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, như Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 ấn định những hình phạt trừng trị việc để tiết lộ bí mật, Sắc lệnh số 69/SL ngày 05/12/1951 về giữ bí mật quốc gia, Nghị định số 69/CP ngày 14/06/1962 quy định những vấn đề thuộc

    phạm vi bí mật của Nhà nước và trách nhiệm trong việc giữ gìn bí mật của Nhà nước . Bên cạnh Pháp lệnh Bảo vệ BMNN (năm 2000) hiện hành là các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, còn có hơn 53 văn bản luật, pháp lệnh tuy không trực tiếp điều chỉnh về bảo vệ BMNN, nhưng có chứa đựng những quy phạm chung nhất về bảo vệ BMNN.


    Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ BMNN được ban hành đã điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội cơ bản có liên quan đến bảo vệ BMNN, từng bước nâng cao chất lượng công tác bảo vệ BMNN, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia (ANQG), phục vụ có hiệu quả sự nghiệp đổi mới, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế của đất nước.


    Tuy đạt được những kết quả quan trọng bước đầu đạt trong xây dựng pháp luật về bảo vệ BMNN, nhưng pháp luật hiện hành về bảo vệ BMNN vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập, chưa theo kịp, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác bảo vệ BMNN hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN là cần thiết và cấp bách, xuất phát từ các lý do sau:


    - Bảo vệ BMNN là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bởi kết quả của nó liên quan trực tiếp đến sự ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng - an ninh và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, phải có một hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ BMNN đầy đủ, toàn diện, hiệu lực và hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...