Luận Văn Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong đời sống xã hội, việc công dân đi ra nước ngoài và từ nước
    ngoài về nước để cư trú, làm ăn sinh sống, buôn bán, đầu tư, công tác,
    lao động, học tập, du lịch . là một vấn đề bình thường trong quá trình
    giao lưu giữa các quốc gia và con người trong khu vực hoặc quốc tế. Con
    người chỉ có thể tiến bộ và phát huy khả năng của mình trên mọi lĩnh vực
    khi quyền con người nói chung và quyền xuất cảnh, nhập cảnh được bảo
    đảm. Như vậy, có thể nói, bảo đảm quyền xuất cảnh, nhập cảnh và cư
    trú ngày nay đã trở thành một động lực của sự phát triển xã hội.
    ở hầu hết các nước tiến bộ, với tính cách là một bộ phận quan trọng
    trong hệ thống các quyền tự do cá nhân của con người, quyền đi ra nước
    ngoài và từ nước ngoài về nước của công dân đều được Hiến pháp ghi
    nhận và kèm theo là những điều kiện để thực hiện quyền này trên thực
    tế. ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 và những văn bản pháp luật về xuất
    cảnh, nhập cảnh, cư trú trong một chừng mực nào đó đã có những quy
    định cụ thể về quyền xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của công dân. Tuy
    nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan, cho nên trong
    những năm qua, bên cạnh những ưu điểm, pháp luật trong quản lý nhà
    nước về xuất cảnh, nhập cảnh ở nước ta đã và đang bộc lộ những hạn
    chế nhất định, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả của nền
    hành chính nhà nước nói chung và hành chính nhà nước trong lĩnh vực
    xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú nói riêng, từ đó ảnh hưởng xấu tới việc thực
    hiện những quyền xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của công dân.
    Nhằm khắc phục tình trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo
    các cấp, các ngành tích cực thực hiện chủ trương cải cách nền hành
    chính nhà nước, trong đó trọng tâm là phục vụ con người, vì con người
    với nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng, trong đó có quyền xuất cảnh, nhập
    cảnh và cư trú.
    Để công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, trong đó có cải
    cách thể chế, thủ tục hành chính nói chung và cải cách thể chế, thủ tục
    hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh nói riêng đạt được kết quả,
    cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, sử dụng
    đồng bộ các biện pháp, trong đó phải nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn
    đề lý luận và thực tiễn về pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất cảnh,
    nhập cảnh. Mặt khác, xung quanh những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò
    của pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh, nhất là
    đối với việc bảo đảm an ninh quốc gia và bảo đảm quyền xuất cảnh,
    nhập cảnh của công dân . còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái
    ngược nhau.
    Vì lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện pháp luật trong
    quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh ở Việt Nam" mang tính cấp
    thiết cả về lý luận và thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...