Luận Văn Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bản án, quyết định của Toà án là biểu hiện tập trung ý chí của
    Nhà nước, quyền lực quốc gia, sự công bằng, công lý. Hoạt động
    thi hành án kém hiệu quả sẽ gây dư luận xấu ảnh hưởng trực tiếp
    đến lòng tin của nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật,
    kỷ cương phép nước bị xem thường.
    Ở nước ta, thực tiễn thi hành án dân sự từ khi chuyển giao
    công tác thi hành án từ toà án sang các cơ quan của Chính phủ cho
    thấy những chuyển biến tích cực, làm thay đổi cục diện thi hành
    án, góp phần quan trọng vào việc thiết lập trật tự, kỷ cương, nâng
    cao ý thức pháp luật của nhân dân. Cùng với những kết quả đạt
    được, hoạt động thi hành án cũng đặt ra những vấn đề mới cần
    tiếp tục được giải quyết, nhất là đối với việc hoàn thiện pháp luật
    về thi hành án dân sự. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 -
    văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất hiện nay trong lĩnh vực thi
    hành án dân sự chủ yếu mới chỉ tháo gỡ những bức xúc, bất cập về
    thủ tục thi hành án mà chưa giải quyết cơ bản, toàn diện về cơ chế
    thi hành án, mô hình tổ chức thi hành án, sự phối hợp giữa thi
    hành án dân sự và thi hành án hình sự; nhiều vấn đề phát sinh
    trong thực tiễn thi hành án chưa được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi
    kịp thời; tình trạng án tồn đọng tuy có giảm nhưng vẫn còn là vấn
    đề nhức nhối, bức xúc hiện nay. Đặc biệt, từ sau khi công tác thi
    hành án dân sự được chuyển giao từ Toà án nhân dân sang các cơ
    quan thuộc Chính phủ, thì về phương diện lý luận đã và đang diễn
    ra các quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề khái niệm, bản
    chất của thi hành án dân sự, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong
    nghiên cứu, xây dựng cơ chế, mô hình cơ quan thi hành án, làm
    hạn chế hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi
    hành án dân sự.
    Mặt khác, việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng
    về cải cách tư pháp, trong đó thi hành án dân sự được xác định là
    2
    một trong những nội dung quan trọng của cải cách, đặt ra yêu cầu
    cần thiết phải nghiên cứu thể chế về lĩnh vực này trong điều kiện
    xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tăng cường hợp tác quốc
    tế về pháp luật, tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm
    quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu vấn đề cơ sở lý
    luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi
    hành án dân sự là hết sức cấp bách, cần thiết, đồng thời có ý nghĩa
    thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự,
    góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thi
    hành án dân sự. Từ đó, tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp
    luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" để làm Luận án
    tiến sĩ luật học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...