Tài liệu Hoàn thiện pháp luật ngân hàng theo hướng nâng cao vai trò của ngân hàng trong hoạt động quản lí thu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Cơ sở để pháp luật quy định về trách nhiệm của ngân hàng trong việc tham gia quản lí thuế
    Ngân hàng là doanh nghiệp được thành
    lập trên cơ sở Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng.(1) Như vậy, về bản chất, ngân hàng là doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, vậy tại
    sao ngân hàng lại tham gia công tác quản lí thuế? Ngân hàng tham gia quản lí thuế với tư cách gì? Để trả lời cho câu hỏi trên cần xuất phát từ quan điểm lí luận khoa học sau:
    Một là, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là tài sản quốc gia dùng để phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy, việc tham gia quản lí thuế không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế và các tổ chức, cá nhân nộp thuế mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Luật quản lí thuế quy định: Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm tham gia
    quản lí thuế.(2) Mức độ, phạm vi trách nhiệm
    tham gia quản lí thuế của các chủ thể trong xã hội được pháp luật quy định có khác nhau, phụ thuộc vào chức năng và mức độ liên quan của công việc mà chủ thể đó thực hiện đối với công tác quản lí thuế.
    Hai là, bản chất của quan hệ thu nộp thuế là quan hệ “quyền lực và nghĩa vụ”.




    Bằng quyền lực của mình, Nhà nước sử dụng pháp luật để thể hiện và áp đặt ý chí của mình lên các đối tượng nộp thuế và cả tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm bảo đảm quá trình thu, nộp thuế đạt hiệu quả.
    Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, không phải là tổ chức có chức năng quản lí thuế hay tổ chức được Nhà nước trao quyền hay uỷ quyền quản lí thuế. Ngân hàng tham gia quản lí thuế cũng không phải với tư cách là người nộp thuế hay người được người nộp thuế uỷ quyền mà với tư cách là tổ chức, cá nhân có liên quan. Pháp luật quản lí thuế của nhiều nước, trong đó có Việt Nam đều xác định: Ngân hàng là chủ thể có trách nhiệm tham gia quản lí thuế với tư cách là tổ chức,
    cá nhân có liên quan.(3) Tính chất và mức độ
    liên quan đối với công tác quản lí thuế của ngân hàng thể hiện ở điểm sau:
    - Thông qua các hoạt động nghiệp vụ
    kinh doanh, ngân hàng có thể hỗ trợ cho cơ quan quản lí thuế thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí thuế, cụ thể:
    + Ngân hàng mở tài khoản, nhận các
    loại tiền gửi và thực hiện các giao dịch thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Thông qua các hoạt động dịch vụ mà ngân




    * Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    hàng cung cấp cho khách hàng, ngân hàng lưu giữ nhiều thông tin về các giao dịch của khách hàng, đây chính là nguồn thông tin khá tin cậy nếu được cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho cơ quan thuế trong việc quản lí thuế. Chẳng hạn, chứng từ thanh toán trong các giao dịch thanh toán sẽ là bằng chứng chứng minh các giao dịch thương mại phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh, xác định giá trị giao dịch hoặc các nguồn thu nhập phát sinh hoặc các chi phí thực của các chủ thể kinh doanh . từ đó cơ quan quản lí thuế có căn cứ xác định tính chính xác, trung thực các số liệu, tài liệu mà đối tượng nộp thuế cung cấp, kê khai. Trên cơ sở đó giải quyết đúng đắn các quyền lợi và nghĩa vụ cho đối tượng nộp thuế. Đồng thời, qua thông tin được cung cấp, cơ quan thuế sẽ phân tích, đánh giá, phân loại được các đối tượng nộp thuế từ đó có những biện pháp quản lí thích hợp. Chẳng hạn, các đối tượng có dấu hiệu không trung thực trong kê khai thuế, nộp thuế thì cơ quan thuế tập trung kiểm tra, thanh tra vào đối tượng đó nhằm phát hiện và xử lí kịp thời những đối tượng có hành vi gian lận, trốn lậu thuế qua đó hạn chế tình trạng thất thu thuế cho ngân sách nhà nước, vừa răn đe, phòng ngừa các đối tượng vi phạm, vừa hướng các đối tượng nộp thuế đến sự tự giác tuân thủ pháp luật thuế.
    + Đối với người nộp thuế là khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, nếu họ không thực hiện đúng nghĩa vụ thu nộp ngân sách theo quy định (nợ tiền thuế, tiền phạt) thì số tiền gửi tại ngân hàng của họ sẽ là nguồn tài sản đầu tiên mà cơ quan thuế hướng đến để áp



    dụng biện pháp cưỡng chế hành chính thuế đối với đối tượng này. Biện pháp cưỡng chế hành chính thuế được thực hiện bằng việc trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng của đối tượng bị cưỡng chế. Đây là biện pháp dễ thực hiện và hiệu quả.
    - Ngân hàng có nhiều hoạt động nghiệp
    vụ có thể hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình. Chẳng hạn: Với việc có sẵn tiền gửi và dịch vụ thanh toán tiện ích do ngân hàng cung cấp, chủ thể nộp thuế có thể thực hiện việc nộp thuế thông qua các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Bằng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp sẽ giúp cho người nộp thuế, cơ quan thu nhận tiền thuế thực hiện công việc của mình nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho các bên. Ngoài ra, các chứng từ thanh toán do ngân hàng xác nhận, cung cấp là bằng chứng chứng minh để người nộp thuế được hưởng một số quyền lợi nhất định. Chẳng hạn, tổ chức kinh doanh xuất khẩu hàng hoá đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng, có chứng từ thanh toán tiền hàng xuất khẩu là giấy báo “có” của ngân hàng thì sẽ là một trong những điều kiện để chủ thể kinh doanh xuất khẩu này được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với số hàng hoá xuất khẩu, nếu thuộc đối tượng được hoàn thuế thì sẽ được cơ quan thuế giải quyết cho hoàn thuế trước, kiểm tra sau . Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ cho vay thanh toán để giúp cho người nộp thuế thực hiện được đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ thuế của mình hoặc ngân hàng cung cấp



    dịch vụ bảo lãnh cho nghĩa vụ nộp thuế của khách hàng để giúp cho người nhập khẩu hàng hoá được nộp thuế nhập khẩu chậm trong thời gian pháp luật quy định.
    Mặt khác, đối với thu nhập của các cá nhân từ các nguồn khác nhau nếu được trả vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế kiểm soát các nguồn thu nhập để tính thuế và thu thuế. Đồng thời, cơ quan thuế có thể kiểm soát được khoản chi phí về tiền lương, tiền công mà các cơ sở kinh doanh thực chi trả cho người lao động qua đó hạn chế tình trạng thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp .
    - Qua kinh nghiệm quản lí thuế ở các nước cho thấy nếu nhà nước tạo môi trường kinh tế, pháp lí thuận lợi cho ngân hàng trong kinh doanh cũng như trong việc tham gia quản lí thuế thì ngân hàng sẽ có đóng góp quan trọng đối với công tác quản lí thuế của nhà nước mà hiệu quả thể hiện rõ nhất ở hai phương diện chủ yếu là: Ngân hàng cung cấp được nhiều thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế và phối hợp với cơ quan quản lí thuế trong thực hiện các quyết định xử lí vi phạm pháp luật thuế. Bởi vậy, pháp luật ngân hàng và pháp luật quản lí thuế ở nhiều nước đều có quy định trách nhiệm tham gia quản lí thuế của ngân hàng.
    Vậy việc ngân hàng tham gia quản lí thuế liệu có mâu thuẫn với mục tiêu hoạt động kinh doanh của các ngân hàng không? Bởi trong nền kinh tế thị trường quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ



    đối tác bình đẳng, thậm chí để đạt mục tiêu trong kinh doanh các ngân hàng phải luôn biết tôn trọng, bảo vệ quyền lợi và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng với phương châm “luôn coi khách hàng là thượng đế”. Có ý kiến cho rằng ngân hàng tham gia quản lí thuế sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng đối với hệ thống ngân hàng, khách hàng e ngại về vấn đề bảo mật số liệu ngân hàng, bảo mật thông tin về khách hàng, quyền lợi của họ không được ngân hàng đứng ra bảo vệ hoặc sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Nếu ngân hàng nào đó tham gia tích cực vào công tác quản lí thuế thì sẽ “mất khách” và làm giảm hiệu quả kinh doanh của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...