Thạc Sĩ Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Từ lâu, hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ của các chủ thể phát sinh từ các giao lưu dân sự, kinh tế. Chúng ta đều biết rằng, nhu cầu của các tổ chức và cá nhân trong đời sống xã hội vô cùng đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu đó, con người phải quan hệ với nhau thông qua các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, vật phẩm. Công việc của các bên được thực hiện thông qua những cam kết đó là hợp đồng. Như vậy, hợp đồng thể hiện trong hầu hết các quan hệ mua bán của các bên trong nhiều lĩnh vực như dân sự, kinh tế, nghiên cứu khoa học . Chính vì vậy, việc áp dụng những giao dịch, cũng như các nhu cầu về vận dụng pháp luật của nhà nước để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết những tranh chấp liên quan đến hợp đồng là hết sức cần thiết. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi mà các quan hệ dân sự kinh tế càng trở nên phức tạp và trong điều kiện nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này đã được minh chứng trong chính các quy định của nhiều văn bản pháp luật, như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải Việt Nam . Riêng Bộ luật Dân sự bao gồm 215 điều quy định về hợp đồng dân sự trên tổng số 777 điều luật, chúng ta có thể thấy được tính phức tạp, đa dạng cũng như mức độ quan trọng của quan hệ hợp đồng. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự còn chứa đựng rất nhiều quy định có liên quan đến hợp đồng.
    Tuy hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên nhưng để sự tự nguyện đó không không ảnh hưởng tới lợi ích của người khác và lợi ích của cộng đồng thì cần thiết có sự điều chỉnh của pháp luật.
    Trải qua các thời kỳ kinh tế - xã hội, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Trong thời kỳ kinh tế tập trung (trước năm 1986) vấn đề hợp đồng chủ yếu mang tính hành chính mà tập trung nhiều và biểu hiện rõ nét đó là các hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh mà không thể hiện đúng bản chất của hợp đồng. Sự ra đời của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự năm 1995 và đặc biệt sự ra đời Bộ luật Dân sự năm 2005, chế định hợp đồng đã được hoàn thiện ở một mức độ cơ bản.
    Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều quy định mới tiến bộ về hợp đồng nhưng việc áp dụng trong thực tế đang bộc lộ những điểm bất cập, những thiếu sót hạn chế. Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu làm rõ các quy định mới của Bộ luật dân sự 2005 liên quan đến hợp đồng; đánh giá sự tác động của chúng đến thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng, phát hiện những quy định bất hợp lý và từ đó đề xuất khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường

    Xuất phát từ lý do như vậy mà học viên đã chọn đề tài: "Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Khoa học pháp lý Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các vấn đề khác nhau của hợp đồng như: đề tài luận án tiến sĩ "Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở giai đoạn hiện nay" của tác giả Phạm Hữu Nghị, Hà Nội, 1996; Đề tài luận án tiến sĩ "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nư¬ớc ta" của tác giả Bùi Ngọc Cường, 2001; Đề tài luận văn thạc sĩ "Hợp đồng kinh doanh vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó" của tác giả Lê Thị Bích Thọ, 2002; Công trình nghiên cứu khoa học "Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự vô hiệu tại Tòa án nhân dân" của tác giả Nguyễn Văn Luật, 2003; "Hợp đồng kinh doanh vô hiệu: Lý luận và thực tiễn", Tài liệu Hội thảo về việc xử lý hợp đồng vô hiệu, Diễn đàn doanh nghiệp và Câu lạc bộ Luật gia Việt - Đức, Hà Nội . và nhiều công trình của nhiều tác giả khác. Các công trình nghiên cứu trước đây là nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị tham khảo và cung cấp những luận cứ khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
    Tuy nhiên, kể từ sau ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, chưa có một công trình nào đề cập hệ thống và toàn diện về hợp đồng cũng như điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Luận văn đặt mục đích nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về pháp luật đối với quan hệ hợp đồng, đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng trong điều kiện thi hành Bộ luật Dân sự 2005, đồng thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tế áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật hợp đồng để nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật về hợp đồng trong thực tiễn.
    Với mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
    - Làm rõ vai trò của pháp luật trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
    - Xác định cấu trúc pháp luật về hợp đồng trong điều kiện thực hiện Bộ luật Dân sự 2005;
    - Đánh giá thực trạng pháp luật đối với quan hệ hợp đồng ở Việt Nam;
    - Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tư¬ợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về pháp luật đối với hợp đồng, các quy định pháp luật liên quan đến ký kết, thực hiện hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
    Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thực trạng của pháp luật đối với ký kết hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, hiệu lực của hợp đồng, nghĩa vụ và tài sản của các bên trong hợp đồng nhằm bảo đảm hợp đồng là một công cụ hiệu quả trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của đôi bên, công cụ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    5. Cơ sở lý luận và phư¬ơng pháp nghiên cứu của đề tài
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiễn.
    6. Đóng góp mới của luận văn
    Luận văn có một số đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau:
    Thứ nhất, luận văn đi sâu phân tích những quy định của pháp luật về hợp đồng để từ đó nêu lên được những thiếu sót và bất cập đối với pháp luật về hợp đồng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Thứ hai, luận văn đề xuất một số định hướng và giải pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Kết quả nghiên cứu tổng hợp lý luận ở chương một, phân tích thực trạng ở chương hai và những giải pháp của chương ba của luận văn đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để thấy rõ vai trò của hợp đồng cũng như pháp luật về hợp đồng trong đời sống giao lưu kinh tế và đặc biệt là các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết
     
Đang tải...