Tiến Sĩ Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay -

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1:
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    6
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10
    1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 22
    1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 24
    1.2.1. Cơ sở lý thuyết 24
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26

    Chương 2:
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
    27
    2.1 Quan niệm về người tiêu dùng 27
    2.1.1. Khái niệm người tiêu dùng 27
    2.1.2. Vị trí, vai trò của người tiêu dùng 38
    2.1.3. Quan hệ tiêu dùng 39
    2.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 43
    2.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 43
    2.2.2. Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 44
    2.2.3. Vị trí của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật 48
    2.3. Mô hình pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 50
    2.3.1 Một số mô hình pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới 50
    2.3.2. Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam 60
    2.4. Cấu trúc nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 64
    2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng 64
    2.4.2 Trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ 71
    2.4.3. Trách nhiệm từ phía Nhà nước 76
    2.4.4. Trách nhiệm của các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng 78
    2.4.5 Những biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 79
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83

    Chương 3:
    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
    85
    3.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 85
    3.2. Thực tiễn thi hành pháp pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 117
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 132
    Chương 4:
    HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
    134
    4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 134
    4.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 143
    4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng 147
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 160
    KẾT LUẬN 161


    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tà
    i

    Người tiêu dùng, trước hết là con người, họ có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản . Hơn nữa, NTD đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia, thế nhưng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì người tiêu dùng luôn ở vị thế yếu hơn. Đó là tình trạng bất cân xứng về thông tin, hiểu biết, khả năng kiểm tra chất lượng hàng hóa, các khuyết tật và các rủi ro liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng, trong sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế thị trường. Trong tương quan với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ chuyên nghiệp, họ luôn nằm ở vị thế yếu hơn so với nhà sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, NTD luôn và có nguy cơ gánh chịu rủi ro, thiệt hại trong quan hệ tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.
    Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quyền lợi của NTD ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng. Vì nhu cầu lợi nhuận, đạo đức kinh doanh suy đồi, không ít nhà cung cấp đã lạm dụng ưu thế của mình để khai thác, bóc lột, lừa dối người tiêu dùng bằng rất nhiều hình thức: sản phẩm không đúng chất lượng, không đủ số lượng, quảng cáo gian dối, .và hơn thế nữa, tính mạng, sức khỏe NTD đứng trước sự đe dọa bởi thực phẩm độc hại, sản phẩm không an toàn .
    Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, nhưng cho đến nay quyền lợi của NTD vẫn đang và có nguy cơ tiếp tục bị vi phạm trầm trọng. Luật BVQLNTD đã trao cho NTD Việt Nam nhiều “đặc quyền” hơn so với những quy định của Pháp lệnh BVQLNTD 1999 nhằm cân bằng vị thế bất bình đẳng giữa NTD và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong quan hệ tiêu dùng. Đạo luật này quy định đầy đủ hơn so với Pháp lệnh BVQLNTD 1999, với sự bổ sung của nhiều quy định quan trọng như trách nhiệm sản phẩm, hợp đồng giao kết với NTD, điều kiện giao dịch chung, một số ngoại lệ khi giải quyết tranh chấp tại tòa án .Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, Luật BVQLNTD năm 2010 vẫn chưa phải là một sản phẩm “hoàn hảo”, là một công cụ bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp của NTD hiện nay.
    Một thực tế không thể phủ nhận rằng, các quy phạm pháp luật BVQLNTD thì nằm rải rác ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, còn nội dung thì chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ NTD khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Các thiết chế Nhà nước và phi Nhà nước tỏ ra rất yếu kém, có vai trò khá mờ nhạt trong việc thực hiện chức năng của mình trong việc bảo vệ NTD và đặc biệt là để chuyển các quy định của hệ thống pháp luật BVQLNTD đang hiện hữu trở thành hiện thực.
    Trước tình hình đó, bên cạnh nhu cầu nâng cao “chất lượng” của bản thân pháp luật hiện hành về BVQLNTD, thì việc thông qua điều chỉnh pháp luật để tăng cường các khả năng và nhiệm vụ của các thiết chế BVQLNTD là nhu cầu cấp bách đặt ra hiện nay. Điều này có ý nghĩa rất lớn không những đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, mà còn là điều kiện không thể thiếu được của một xã hội văn minh, công bằng và nhân đạo. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật BVQLNTD, cũng như thực tiễn thực thi, áp dụng pháp luật BVQLNTD là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật BVQLNTD trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
    - Mục đích của luận án:
    + Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về NTD, các quyền cơ bản của NTD, nghĩa vụ của các chủ thể khác, quan hệ tiêu dùng và pháp luật BVQLNTD.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật BVQLNTD cũng như việc thực thi pháp luật BVQLNTD sau một năm thực hiện Luật BVQLNTD;
    + Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
    - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
    Để đạt được mục đích đã nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể như sau:
    + Nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận người tiêu dùng, quan hệ tiêu dùng, các quyền của người tiêu dùng, nghĩa vụ của các chủ thể khác trong hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
    + Nghiên cứu và làm sáng tỏ vai trò, vị trí của NTD, pháp luật BVQLNTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
    + Nghiên cứu so sánh sự ghi nhận quyền và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở một số quốc gia trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử, những vấn đề pháp lý nảy sinh và từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
    + Phân tích thực trạng hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ người tiêu dùng khi quyền lợi của NTD bị xâm phạm ở Việt Nam.
    + Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật BVQLNTD, qua đó nêu rõ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của chúng;
    + Phân tích, so sánh, đánh giá xu hướng vận động của pháp luật BVQLNTD hiện nay trên thế giới, đưa ra định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật BVQLNTD của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
    + Nghiên cứu và đề xuất phương hướng, những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật BVQLNTD ở phương diện thực thi các quyền của người tiêu dùng có hiệu quả khi tham gia vào các quan hệ tiêu dùng với các nhà sản xuất kinh doanh.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu của luận án: là những nội dung pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD; thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam; kinh nghiệm thế giới trong xây dựng pháp luật BVQLNTD. Những phán quyết của tòa án nước ngoài cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án nhưng có thể được đề cập ở cấp độ tham khảo hoặc được sử dụng làm dẫn chứng cho những nghiên cứu so sánh. Việc so sánh, đối chiếu quy phạm được giới hạn ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, Canada, EU. Đối với các nước đang phát triển, việc so sánh chú trọng tới pháp luật các nước nằm trong khu vực hay các nước có sự tương đồng với Việt Nam về kinh tế, chính trị, văn hóa.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Hoàn thiện pháp luật BVQLNTD là vấn đề rất lớn, có thể được phân tích ở nhiều mức độ, nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận án không thể phân tích hết các vấn đề đó. Như mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên thì bên cạnh việc đặt trọng tâm vào nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá tính phù hợp, thống nhất, hợp lý và khả thi của Luật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn sau một năm thực thi, trên cơ sở đó dự báo những vấn đề pháp lý sẽ phát sinh và phương hướng hoàn thiện. Ngoài ra, luận án tập trung nghiên cứu một số quy định mang tính đặc thù của pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật BVQLNTD, góp phần giải quyết triệt để những điểm khuyết trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng của pháp luật BVQLNTD của Việt Nam.
    Những nội dung liên quan đến thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật, luận án sẽ nghiên cứu nhưng giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Việc điều tra, khảo sát thực tế ở Việt Nam sẽ không bị giới hạn nhưng tuân thủ những nguyên tắc xã hội học trong lấy mẫu và điều tra điển hình.
    4. Những điểm mới của luận án

    Thứ nhất: Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống khái niệm về NTD, quan hệ tiêu dùng, pháp luật BVQLNTD; phân tích vị trí vai trò của NTD cũng như sự cần thiết phải bảo vệ NTD; làm rõ bản chất của quan hệ tiêu dùng, pháp luật BVQLNTD, vị trí và vai trò của pháp luật BVQLNTD trong hệ thống pháp luật, từ đó có thể giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp luật BVQLNTD. Bên cạnh đó, luận án làm rõ nhu cầu điều chỉnh bởi pháp luật đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, xác định được nguyên tắc, định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật BVQLNTD, đồng thời xác định được những nội dung không thể thiếu được coi là nội hàm mà lĩnh vực pháp luật này buộc phải có.
    Thứ hai: Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện thực trạng pháp luật BVQLNTD của Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó chỉ ra sự khiếm khuyết, bất hợp lý cần sửa đổi, bổ sung của pháp luật BVQLNTD sao cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường cũng như phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
    Thứ ba: Luận giải và đề xuất cụ thể, toàn diện các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hữu hiệu người tiêu dùng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm khá nghiêm trọng như trong bối cảnh hiện nay; đưa ra định hướng, các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt nam hiện nay. Những giải pháp này có được dựa trên sự phân tích, đánh giá một cách khoa học, toàn diện các quy định về BVQLNTD của Việt Nam hiện hành cũng như công tác thực thi pháp luật BVQLNTD sau một năm thực thi luật BVQLNTD cũng như xu hướng tất yếu phải hoàn thiện pháp luật BVQLNTD khi chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Qua phân tích về tình hình nghiên cứu pháp luật BVQLNTD, có thể khẳng định rằng, luận án là công trình nghiên cứu một cách công phu, có hệ thống và khá toàn diện những vấn đề mang tính lý luận nền tảng để làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện pháp luật BVQLNTD. Những phân tích, kết luận và đề xuất mà luận án đưa ra đều trên cơ sở khoa học và thực tiễn, vì vậy, luận án không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn. Là sự đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật BVQLNTD, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật BVQLNTD nói chung và đạo luật BVQLNTD nói riêng.
    6. Bố cục của luận án
     
Đang tải...