Tiến Sĩ Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2013




    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 15
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 24
    2.1. Tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 24
    2.1.1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp .24
    2.1.2. Mối quan hệ giữa tài chính và tình hình tài chính doanh nghiệp 26
    2.1.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp .28
    2.2. Phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán .29
    2.2.1. Đặc điểm hoạt động của công ty chứng khoán có ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính 29
    2.2.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán .32
    2.2.3. Phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán 56
    2.2.4. Tổ chức phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán .61
    2.3. Kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .64
    2.3.1. Kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán tại một số nước trên thế giới .64
    2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 74
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77


    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 78
    3.1. Tổng quan về hệ thống công ty chứng khoán Việt Nam .78
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 78
    3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính .80
    3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán 82
    3.1.4. Vai trò của công ty chứng khoán .83
    3.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán
    Việt Nam .85
    3.2.1. Khái quát thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam .85
    3.2.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam .87
    3.3. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam .107
    3.3.1. Về tổ chức phân tích 108
    3.3.2. Về phương pháp phân tích .109
    3.3.3. Về nội dung và chỉ tiêu phântích 110
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 115

    CHƯƠNG 4 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .116
    4.1. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán Việt Nam .116
    4.1.1. Quan điểm chủ đạo và mục tiêu chiến lược .116
    4.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2020 117
    4.2. Sự cần thiết và quan điểm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam 122
    4.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty
    chứng khoán Việt Nam 122
    4.2.2. Quan điểm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam 124
    4.3. Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam .127
    4.3.1. Hoàn thiện tổ chức phân tích tình hình tài chính .127

    4.3.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích tình hình tài chính .132
    4.3.3. Hoàn thiện nội dung và chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính .136
    4.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam 156
    4.4.1. Về phía Nhà nước 156

    4.4.2. Về phía các công ty chứng khoán 159
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 161
    KẾT LUẬN 162
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .163
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
    PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
    PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA
    PHỤ LỤC 5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA KHẢO SÁT PHỤ LỤC 7: THÔNG TIN THỨ CẤP TỪ CÁC CÔNG TY KHẢO SÁT

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án


    Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Bởi lẽ, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân tích tình hình tài chính, các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết được trạng thái tài chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán. ðồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại, cũng có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo được những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vì thế, phân tích tình hình tài chính được nhiều đối tượng khác nhau quan tâm như các nhà quản trị, các nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức kiểm toán, tổ chức tín dụng, người lao động,
    Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán (CTCK) nói riêng là tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 20/07/2000, lúc đó chỉ có hai công ty niêm yết. Theo thời gian, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển nhất định về số lượng hàng hóa niêm yết, về sự tham gia của nhà đầu tư cũng như sự phát triển của các CTCK. Với số lượng CTCK ngày càng nhiều, phạm vi và tính chất hoạt động ngày càng mở rộng, phát triển đa dạng đa năng, tính cạnh tranh ngày
    càng gay gắt và tất yếu dễ dẫn đến các CTCK gặp rủi ro có thể bị phá sản. Hơn nữa, thị trường chứng khoán là loại thị trường mang tính rủi ro hệ thống rất cao, chỉ một số cá thể trong hệ thống bị sụp đổ có thể sẽ kéo theo cả hệ thống cũng bị sụp đổ.
    Theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực chứng khoán; kể từ tháng 01/2012, CTCK, công ty quản lý quĩ 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của CTCK nước ngoài sẽ chính thức được phép đặt chân vào Việt Nam. Vì thế, các CTCK nội sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ ngoại ngay trên sân nhà, thách thức đặt ra cho các tổ chức dịch vụ chứng khoán trong nước là: khả năng về vốn quá nhỏ so với các tập đoàn kinh doanh chứng khoán nước ngoài, thiếu chiến lược kinh doanh bài bản, thua kém về kỹ năng quản lý, công nghệ lạc hậu nghèo nàn, ðể các CTCK trong nước có thể chủ động hội nhập thành công thì phải có sự trợ giúp đắc lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và từ sự cố gắng của chính bản thân các CTCK. CTCK cần phải quan tâm đến tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, tiềm năng và những rủi ro để có những quyết sách và chiến lược kinh doanh đúng đắn, luôn nâng cao tiềm lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, tiếp cận các sản phẩm mới của thế giới, ðây cũng chính là những vấn đề mà giới đầu tư, khách hàng và các tổ chức tín dụng của các CTCK luôn mong đợi sẽ có sự thay đổi tích cực trong thời gian tới. Muốn vậy, CTCK Việt Nam phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính, bởi lẽ thông tin từ phân tích tài chính là nền tảng của mọi quyết định, và xem đây là công việc tất yếu trong quản trị công ty; nó phải được thực hiện với một thái độ, nhận thức nghiêm túc và phong cách chuyên nghiệp.
    Thông tin tình hình tài chính của CTCK có tác động trực tiếp đến nhà đầu tư, là do bản thân CTCK đưa ra và hầu hết chưa được thẩm định. Mặt khác, ít có tổ chức hay cá nhân nào thực hiện phân tích tình hình tài chính các CTCK, bản thân CTCK có thể nhận thức chưa đầy đủ vai trò của mình đối với xã hội. Phân tích tình hình tài chính trong các CTCK Việt Nam là một vấn đề cấp thiết, đang được một bộ phận lớn của xã hội rất quan tâm, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Quan trọng hơn, thị trường chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu của thị trường tài chính, vì vậy nó có những ảnh hưởng quyết định đối với thị trường tài chính, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Do vậy, việc hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các CTCK Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến các CTCK, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, qua phần tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề này thì những khía cạnh lý luận và thực tiễn vẫn chưa được nghiên cứu để có cơ sở ứng dụng phù hợp.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...