Tiến Sĩ Hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du l

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỀU viii
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ x
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xi
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DU LỊCH 11
    1.1. DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH 11
    1.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp du lịch 11
    1.1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp du lịch 11
    1.1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp du lịch trong nền kinh tế 12
    1.1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch 12
    1.1.2. Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 15
    1.1.2.1. Bản chất, vai trò của tài chính doanh nghiệp 15
    1.1.2.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 17
    1.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DU LỊCH 22
    1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 22
    1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 22
    1.2.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 23
    1.2.1.3. Vai trò của phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 24
    1.2.2. Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp du lịch 26
    1.2.3. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp du lịch 28
    1.2.4. Các phương pháp phân tích tài chính 29
    1.2.5. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 32
    1.2.5.1. Phân tích cấu trúc tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 34
    1.2.5.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 39
    1.2.5.3. Phân tích rủi ro trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 48
    1.2.5.4. Phân tích tăng trưởng trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 53
    1.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DU LỊCH 54
    1.3.1. Khái niệm năng lực quản trị tài chính 54
    1.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch 55
    1.4. KINH NGHIỆM PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 58
    1.4.1. Kinh nghiệm phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch tại các nước trên thế giới 58
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm về phân tích tài chính trong quản trị tài chính cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 63
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 65
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 66
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 66
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 66
    2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 67
    2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 69
    2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 70
    2.2.1. Về tổ chức công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 71
    2.2.2. Về cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 72
    2.2.3. Về phương pháp phân tích sử dụng trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 73
    2.2.4. Về nội dung và các chỉ tiêu phân tích tài chính trong quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 74
    2.2.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 75
    2.2.4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quản trị tài chính du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 87
    2.2.4.3. Phân tích rủi ro trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 98
    2.2.4.4. Phân tích tăng trưởng trong quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 102
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 103
    2.3.1. Đánh giá thực trạng phân tích tài chính trong quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 103
    2.3.1.1. Đánh giá thực trạng tổ chức phân tích tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 103
    2.3.1.2. Đánh giá thực trạng cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 105
    2.3.1.3. Đánh giá thực trạng phương pháp phân tích tài chính sử dụng trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 107
    2.3.1.4. Đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 108
    2.3.2. Đánh giá năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 112
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 116
    CHƯƠNG 3
    QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 117
    3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 117
    3.1.1. Quan điểm, phương hướng phát triển của ngành du lịch Đà Nẵng 117
    3.1.1.1. Quan điểm phát triển ngành du lịch Đà Nẵng 117
    3.1.1.2. Phương hướng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng 118
    3.1.2. Quan điểm hoàn thiện phân tích tài chính trong quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 120
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 121
    3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 121
    3.2.2. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 125
    3.2.3. Hoàn thiện cách thức vận dụng phương pháp phân tích tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 128
    3.2.3.1. Hoàn thiện vận dụng phương pháp so sánh trong phân tích tài chính 129
    3.2.3.2. Vận dụng phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp đồ thị để phân tích các chỉ tiêu tài chính 130
    3.2.3.3. Vận dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp Dupont để phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 131
    3.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 134
    3.2.4.1. Hoàn thiện nội dung phân tích cấu trúc tài chính 134
    3.2.4.2. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 137
    3.2.4.3. Hoàn thiện nội dung phân tích rủi ro 150
    3.2.4.4. Hoàn thiện nội dung phân tích tăng trưởng 152
    3.2.5. Hoàn thiện ứng dụng phân tích tài chính vào quản trị tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng 161
    3.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG 168
    3.3.1. Về phía Nhà nước 169
    3.3.2. Về phía Hiệp hội du lịch Việt Nam 169
    3.3.3. Về phía thành phố Đà Nẵng 170
    3.3.4. Về phía doanh nghiệp du lịch 170
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 172
    KẾT LUẬN 173
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Phân tích tài chính là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản trị nắm rõ thực trạng tài chính, dự đoán tiềm năng, xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, làm căn cứ khoa học cho việc đưa ra các quyết định quản trị. Phân tích tài chính một cách thường xuyên và khoa học sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả hoạt động, rủi ro của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định quản trị đúng đắn, kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế rủi ro của doanh nghiệp.
    Du lịch không phải là ngành sản xuất vật chất nhưng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, thu nhập từ lĩnh vực du lịch đã đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như những thách thức do những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm du lịch và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường du lịch. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch hiện nay đều đang đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của rất nhiều các doanh nghiệp du lịch lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là các tập đoàn du lịch lớn của nước ngoài. Trong bối cảnh đó, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp du lịch cần phải có rất nhiều các biện pháp khác nhau, một trong các biện pháp đó là sử dụng phân tích tài chính như một công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp.
    Đà Nẵng là một thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tại thành phố Đà Nẵng tập trung nhiều doanh nghiệp du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp. Du lịch đã đóng góp một nguồn thu đáng kể vào ngân sách thành phố và phát triển kinh tế du lịch là một nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Đà Nẵng. Hiện nay các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, và thời gian qua đã đạt được kết quả tăng trưởng cao. Tuy nhiên hiện nay hầu như các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng chưa quan tâm đúng mức và chưa thực hiện một cách có cơ sở khoa học công tác phân tích tài chính nên việc cung cấp thông tin cho quản trị tài chính còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết vai trò của phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
    Xuất phát từ thực tiễn địa phương, với mong muốn hoàn thiện phân tích tài chính và ứng dụng phân tích tài chính trong quản trị tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng nâng cao năng lực quản trị tài chính, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Tổng quan về các nghiên cứu
    Phân tích tài chính đã được rất nhiều tác giả đề cập đến dưới nhiều góc độ chuyên sâu nhất định trong những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các công trình này đã đi sâu vào nghiên cứu phân tích tài chính ở những khía cạnh khác nhau. Trong đó, phần lớn các công trình tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính như phương pháp phân tích, cơ sở dữ liệu sử dụng cho phân tích, nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích. Một số công trình nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính để phục vụ cho phân tích tài chính. Bên cạnh đó lại có các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính gắn với công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, có thể chia các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính thành các nhóm công trình sau:
    Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính. Đối với nhóm công trình này thì đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện với nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm cả những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
    Về các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của phân tích tài chính: mặc dù hầu như các công trình này đều đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến phân tích tài chính như nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, phương pháp phân tích tài chính, cơ sở dữ liệu sử dụng cho phân tích tài chính, tuy nhiên nội dung chính của các công trình này là tập trung vào nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu lý luận của các tác giả nước ngoài và trong nước.
    Đối với các công trình của các tác giả nước ngoài, tác giả Leopold A.Bernstein trong tác phẩm “Financial statement analysis: Theory, application, and interpretation” (1989) đã nghiên cứu về các nội dung liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp như: vai trò của phân tích tài chính, phương pháp và nội dung phân tích tài chính. Về nội dung phân tích tài chính, tác giả này đã tiếp cận theo góc độ nguồn dữ liệu sử dụng cho phân tích tài chính, do vậy tác giả này đã xây dựng các chỉ tiêu sử dụng cho phân tích từng loại báo cáo tài chính, bao gồm các chỉ tiêu phân tích BCĐKT, các chỉ tiêu phân tích BCKQHĐKD và các chỉ tiêu phân tích BCLCTT. Tác giả Josette Peyrard trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp” (2005) đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp như phương pháp phân tích, dữ liệu sử dụng trong phân tích, nội dung chính của tác phẩm này đề cập đến nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro và phân tích tăng trưởng, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích cho từng nội dung phân tích trên. Nhóm tác giả K.R. Subramanyam, John J.Wild trong tác phẩm “Fianancial statement analysic” (2009) đã nghiên cứu nhiều nội dung liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp, trong đó phần lớn tác phẩm đề cập đến các nội dung phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhóm tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích hoạt động tài chính, phân tích hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích dòng tiền, phân tích vòng quay của vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ứng với mỗi nội dung phân tích thì nhóm tác giả cũng đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích phù hợp.
    Đối với các công trình của các tác giả trong nước, các tác giả Ngô Thế Chi, Đoàn Xuân Tiên, Vương Đình Huệ trong tác phẩm “Kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp” (1995) đã trình bày nhiều nội dung liên quan đến kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính, trong đó có đề cập khá đầy đủ đến các nội dung và chỉ tiêu phân tích sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Tác giả Trương Bá Thanh cũng đã nghiên cứu về các vấn đề lý luận cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp trong tác phẩm Phân tích hoạt động kinh doanh - Phần II” (2001), các nội dung chính được trình bày trong tác phẩm bao gồm nguồn thông tin sử dụng trong phân tích, các phương pháp phân tích, nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong tác phẩm này, tác giả Trương Bá Thanh cho rằng nội dung cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích cấu trúc tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích rủi ro và xác định giá trị doanh nghiệp, bên cạnh đó tác phẩm này cũng đã chỉ rõ các chỉ tiêu phân tích tài chính và phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích từng nội dung trên. Các tác giả Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liên trong tác phẩm “Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính” (2002) đã đề cập đến các nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, phương pháp phân tích và nguồn dữ liệu được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Văn Công trong tác phẩm “Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính” (2005) đã nghiên cứu về các nội dung liên quan đến phân tích báo cáo tài chính, bao gồm hệ thống chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích và nguồn số liệu sử dụng trong phân tích. Các tác giả Nguyễn Năng Phúc, Nghiêm Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang đã trình bày về nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, phương pháp phân tích, nguồn số liệu sử dụng trong phân tích tài chính các công ty cổ phần trong tác phẩm “Phân tích tài chính công ty cổ phần” (2006). Tác giả Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ trong tác phẩm“Phân tích tài chính doanh nghiệp” (2008) đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lý luận của phân tích tài chính doanh nghiệp, tác phẩm đã trình bày khá rõ các vấn đề cơ bản của phân tích tài chính như phương pháp phân tích, các báo cáo tài chính sử dụng cho phân tích tài chính, trọng tâm của tác phẩm này đi vào nghiên cứu nội dung và hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo các tác giả này, nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích tình hình sử dụng vốn, phân tích tiềm lực tài chính, phân tích và dự báo rủi ro, phân tích khả năng sinh lời, phân tích tăng trưởng và định giá doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà đã nghiên cứu về các vấn đề chung liên quan đến báo cáo tài chính, nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong tác phẩm “Đọc và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp”(2010). Nội dung chính của tác phẩm này là đi vào nghiên cứu các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích từng báo cáo tài chính, bao gồm các chỉ tiêu phân tích BCĐKT, các chỉ tiêu phân tích BCKQHĐKD, các chỉ tiêu phân tích BCLCTT, các chỉ tiêu phân tích Thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra còn có các chỉ tiêu phân tích tổng hợp các báo cáo tài chính.
    Bên cạnh các công trình nghiên cứu lý luận thì trong thời gian qua còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu thực tiễn về phân tích tài chính đã được công bố. Tác giả Nguyễn Tuấn Phương đã nghiên cứu “Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài” (1998), trong công trình này tác giả đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài. Tác giả Nguyễn Trọng Cơ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam” (1999) đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần phi tài chính ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghịêp xây dựng ở Việt Nam” (2002) đã nghiên cứu về thực trạng các chỉ tiêu phân tích và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam, ngoài ra tác giả còn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện liên quan đến phân tích tài chính trong doanh nghiệp xây dựng như giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích, tổ chức công tác phân tích và giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin sử dụng trong phân tích. Tác giả Trần Thị Minh Hương đã nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích và đưa ra được giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong luận án “Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” (2008). Tác giả Phạm Xuân Kiên trong luận án “Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam”(2011) đã nghiên cứu về thực trạng nội dung phân tích và phương pháp phân tích trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam, trên cơ sở phân tích thực trạng tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện về nội dung phân tích và phương pháp phân tích trong các doanh nghiệp này. Tác giả Nguyễn Thị Quyên trong luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (2012) đã nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng trong các doanh nghiệp này. Điểm chung của các công trình trên là tập trung vào việc hoàn thiện nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp.
    Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính để phục vụ cho phân tích tài chính. Khía cạnh nghiên cứu này đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học khác nhau. Tác giả Nguyễn Viết Lợi trong luận án “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam” (2003) đã nghiên cứu về hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp này. Tác giả Nguyễn Văn Hiếu trong luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam” (2003) đã nghiên cứu về thực trạng báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính nhằm phục vụ cho công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp này. Tác giả Cung Tố Lan trong luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Điện lực I” (2004) và tác giả Nguyễn Thị Hương trong luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ngành điện phía Bắc” (2005) đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính phục vụ cho phân tích tài chính tại các công ty Điện lực. Điểm chung của tất cả các nghiên cứu trên là đều tập trung vào hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện, chính xác hơn cho công tác phân tích tài chính.
    Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về phân tích tài chính gắn với quản trị doanh nghiệp. Tác giả Vũ Văn Hoàng với luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam” (2003) đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính gắn với việc tăng cường quản lý tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam. Tác giả Đỗ Quỳnh Trang thực hiện luận văn thạc sỹ “Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và năng lực đấu thầu tại Tổng công ty xây dựng giao thông I” (2006) với nội dung chính là nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và năng lực đấu thầu trong Tổng công ty xây dựng giao thông I . Tác giả Phạm Thành Long đã nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện việc kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường công tác quản trị tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong luận án “Hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” (2008). Tác giả Nguyễn Văn Hậu đã nghiên cứu về thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ cho quản trị ở các doanh nghiệp thương mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ cho mục đích quản trị kinh doanh trong luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh” (2009). Điểm chung của các công trình trên là đều nghiên cứu về phân tích tài chính trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính nhằm phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
    Trong tất cả các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính đã công bố thì mỗi công trình tập trung vào một hướng nghiên cứu khác nhau, mỗi công trình chỉ tập trung vào một khía cạnh khác nhau trong phân tích tài chính, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện tất cả các khía cạnh của phân tích tài chính từ công tác tổ chức phân tích, cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích, phương pháp phân tích, nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích, ứng dụng của phân tích tài chính trong công tác quản trị tài chính. Mặc khác, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phân tích tài chính và ứng dụng của phân tích tài chính trong công tác quản trị tài chính ở các doanh nghiệp thuộc một ngành dịch vụ mũi nhọn của Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch.
    Xuất phát thực trạng trên, kết hợp với nhu cầu của thành phố Đà Nẵng hiện nay đang muốn nâng cao năng lực quản trị tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng, luận án sẽ nghiên cứu để làm rõ thực trạng phân tích tài chính trong công tác quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. Trên cơ sở thực trạng, luận án sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch.
    - Nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính trong quản trị tài chính tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. Từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm của thực trạng phân tích tài chính trong quản trị tài chính các doanh nghiệp này.
    - Trên cơ sở thực trạng phân tích tài chính trong quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng, luận án sẽ đưa ra các ý kiến hoàn thiện phân tích tài chính trong quản trị tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp này.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch cùng với quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng nên phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau:
    - Về nội dung: các vấn đề về phân tích tài chính trong quản trị tài chính được trình bày trong luận án bao gồm tổ chức công tác phân tích, cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích, phương pháp phân tích, nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích, ứng dụng kết quả phân tích tài chính trong công tác quản trị tài chính.
    - Về không gian: doanh nghiệp du lịch được đề cập trong luận án là các công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN của Việt Nam trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và các quan điểm định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Bên cạnh đó, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp chi tiết, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp chuyên gia và các phương pháp khác.
    6. Những kết quả nghiên cứu dự kiến
    - Về mặt lý luận, luận án hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của phân tích tài chính, vai trò và ứng dụng của phân tích tài chính trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, luận án sẽ xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch.
    - Về mặt thực tiễn, luận án nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính và vai trò, ứng dụng của phân tích tài chính trong công tác quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án sẽ chỉ ra các ưu, nhược điểm của phân tích tài chính và ứng dụng phân tích tài chính trong quản trị tài chính ở các doanh nghiệp này. Từ đó, luận án sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp này. Các nội dung hoàn thiện bao gồm hoàn thiện tổ chức công tác phân tích, hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích, hoàn thiện phương pháp phân tích, hoàn thiện nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích, hoàn thiện ứng dụng phân tích tài chính trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Những giải pháp hoàn thiện của luận án sẽ là cơ sở cho các nhà quản trị đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp và là căn cứ cho việc đưa ra các quyết định quản trị tài chính đúng đắn, kịp thời, góp phần nâng cao năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp du lịch.
    7. Giới thiệu bố cục của luận án
    Luận án “Hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng”, ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch.
    Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính trong quản trị tài chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng.
    Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính trong các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng.


    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DU LỊCH
    1.1. DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
    1.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp du lịch
    1.1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp du lịch
    Theo Điều 4, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [49, tr.1].
    Các doanh nghiệp thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là các doanh nghiệp du lịch. Vậy, doanh nghiệp du lịch có thể được hiểu là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, kinh doanh các dịch vụ du lịch trên thị trường để đạt được mục đích tối đa hoá LN.
    Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã phát triển không ngừng và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam gia tăng không ngừng về số lượng và quy mô hoạt động. Có thể phân loại doanh nghiệp du lịch theo các tiêu thức sau:
    - Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn thì có thể phân chia doanh nghiệp du lịch thành doanh nghiệp du lịch Nhà nước, doanh nghiệp du lịch tư nhân, công ty cổ phần du lịch, công ty TNHH du lịch, công ty liên doanh du lịch.
    - Căn cứ vào quy mô sản xuất kinh doanh thì có thể chia thành doanh nghiệp du lịch có quy mô lớn, doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ.
    - Căn cứ vào sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp du lịch thì có thể chia thành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...