Luận Văn Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị điện ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các đường lối phát triển nền kinh tế với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .”. Sau gần 20 năm thực hiện các đường lối đó, nền kinh tế đã đạt được một số kết quả ban đầu: Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp được chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nền kinh tế mở đã và đang từng bước được kết nối với nền kinh tế thế giới .
    Để có được những kết quả đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại và trở thành nguồn tích luỹ, bổ sung chủ yếu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
    Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, điện năng là ngành công nghiệp quan trọng, được coi là dòng máu giúp cơ thể vận động cũng như cơ thể sẽ không thể cử động được nếu không có máu. Một nhu cầu cấp thiết được đặt ra là việc cung cấp các thiết bị điện phục vụ cho ngành điện - một ngành công nghiệp mà chúng ta chưa đủ khả năng để sản xuất máy móc, thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Hiện nay Nhà nước cũng đã cho phép các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu được trực tiếp nhập khẩu mặt hàng máy móc thết bị phục vụ cho các ngành, do đó đã đáp ứng được tương đối tốt nhu cầu đó. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ với một số các doanh nghiệp Việt Nam, nên trên thực tế các doanh nghiệp đã phải gánh chịu các hậu quả khôn lường. Những thiệt hại về tài chính, sự mất uy tín trong quan hệ kinh doanh và nhiều các thua thiệt khác của các doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng trong đó, chủ yếu vẫn là việc thiếu kinh nghiệm, kiến thức và chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của quá trình thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu. Bởi vậy, việc nghiên cứu để xây dựng, củng cố và hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu đã và đang trở thành vấn đề có tính cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
    Là một sinh viên thực tập tại Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68, đứng trứơc mối quan tâm đó, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị điện ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68”.
    Mục tiêu của đề tài nhầm nghiên cứu, phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty, từ đó tìm ra giải pháp góp phần hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của công ty. Nội dung của luận văn tốt nghiệp được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại.
    Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị điện ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68.
    Chương 3: Phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68.
    Với sự hiểu biết và kiến thức còn hạn chế, em không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết bài luận văn này. Tuy nhiên, với sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy các cô, đặc biệt là thầy giáo Hoàng Đức Thân và sự giúp đỡ của cơ quan nơi thực tập, em đã hoàn thành bài luận văn này một cách tốt nhất trong khả năng của mình.
    Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Hoàng Đức Thân cùng các cô chú, anh chị phòng vật tư - xuất nhập khẩu của Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.



    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 3
    I - KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHẬP KHẨU 3
    1. Khái niệm về nhập khẩu 3
    2. Các hình thức nhập khẩu 3
    3. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 4
    II - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU 5
    1. Nghiên cứu thị trường 5
    2. Lập phương án kinh doanh 7
    3. Lựa chọn nguồn cung cấp 8
    4. Đàm phán, ký kết hợp đồng 8
    4.1. Đàm phán 8
    4.2. Ký kết hợp đồng ngoại thương 9
    5. Tổ chức thực hiện hợp đồng 10
    5.1. Xin giấy phép nhập khẩu 11
    5.2. Mở thư tín dụng L/C 11
    5.3. Thuê phương tiện vận tải 11
    5.4. Mua bảo hiểm hàng hoá 12
    5.5. Làm thủ tục hải quan 12
    5.6. Nhận hàng từ phương tiện vận tải 13
    5.7. Làm thủ tục thanh toán 14
    5.8. Khiếu nại và xử lý khiếu nại (nếu có) 15
    6. Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu 15
    III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 15
    1. Các chế độ - chính sách - luật pháp ở trong nước và quốc tế 16
    2. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 16
    3. Sự biến động của thị trường trong và ngoài nước 16
    4. Sự phát triển của nền sản xuất trong nước cũng như ngoài nước 17
    5. Hệ thống giao thông vận tải - thông tin liên lạc 17
    6. Hệ thống tài chính - ngân hàng 18
    7. Các yếu tố khác 18
    CHƯƠNG II 20
    THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU 20
    THIẾT BỊ ĐIỆN Ở CÔNG TY CP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP 68 20
    I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP 68 20
    1. Giới thiệu khái quát về Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 20
    2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 21
    3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 22
    3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 22
    3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng, bộ phận như sau 24
    4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của công ty 25
    5. Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 26
    5.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 26
    5.2. Thị trường nhập khẩu của công ty 29
    II. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN Ở CÔNG TY CP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP 68 30
    1. Nghiên cứu thị trường 30
    1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước 30
    1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài 33
    2. Xin giấy phép nhập khẩu 35
    3. Lập phương án kinh doanh 35
    4. Đàm phán và ký kết hợp đồng 36
    4.1. Đàm phán 36
    4.2. Ký kết hợp đồng ngoại thương 38
    5. Tổ chức thực hiện hợp đồng 39
    5.1. Mở L/C 39
    5.2. Thuê phương tiện vận tải 40
    5.3. Mua bảo hiểm hàng hoá 41
    5.4. Làm thủ tục hải quan 42
    5.5. Nhận hàng 44
    5.6. Kiểm tra hàng hoá 45
    5.7. Làm thủ tục thanh toán 46
    5.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 47
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI CÔNG TY CP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP 68. 48
    1. Thuận lợi 48
    2. Những tồn tại trong nghiệp vụ nhập khẩu ở Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 50
    3. Nguyên nhân của những tồn tại 54
    CHƯƠNG III" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">HƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY CP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP 68. 57
    I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP 68 57
    1. Phương hướng phát triển chung của ngành điện 57
    2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty CP Xây lắp công nghiệp 68 58
    2.1. Mục tiêu 58
    2.2. Phương hướng của công ty từ nay đến năm 2010 58
    II. BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY CP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP 68. 59
    1. Tăng cường nghiệp vụ nghiên cứu thị trường. 60
    1.1. Tổ chức và thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường 60
    1.2. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường nhập khẩu trọng điểm 61
    2.Hoàn thiện nghiệp vụ giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng 62
    3. Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện hợp đồng. 63
    3.1. Mở L/C 64
    3.2. Thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hoá 64
    3.3. Làm thủ tục hải quan 65
    3.4. Làm thủ tục thanh toán 66
    3.5. Nhận hàng và kiểm tra hàng hoá 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...