Luận Văn Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ---*---

    ​Lời mở đầu
    Chương thứ nhất
    Vai trò và nội dung nghiệp vụ cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng​1.1- Khái niệm nghiệp vụ cho vay của ngân hàng.
    l.2. Nội dung nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng.
    1.2.2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
    1.3- Vai trò nghiệp vụ cho vay trong hoạt động của ngân hàng thương nghiệp và tổ chức tín dụng.


    CHƯƠNG THỨ HAI
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM​2.1. Tổng quan về hệ thống tổ chức bộ máy của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    2.1.1. Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    2.2. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ cho vay:
    2.2.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn:
    2.2.1.1. Tiền gửi:
    2.2.1.2. Vốn đi vay:
    2.2.1.3. Vốn tự có và coi như tự có:
    2.2.2. Về nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam:
    2.2.2.1. Tổng quan sự phát triển nghiệp vụ cho vay qua các thời kỳ.
    2.2.2.2. Thực hiện các loại cho vay chủ yếu:
    2.2.2.3. Tình hình thực hiện những quy định về nghiệp vụ cho vay. (cơ chế nghiệp vụ cho vay):
    2.3. Nhận xét về nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam .
    2.3.1. Chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh.
    2.3.2. Những tồn tại chủ yếu:
    2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại:
    2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan (Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam ).
    2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan:


    CHƯƠNG THỨ III
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM​3.1. Sự cần thiết tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng, đổi mới cơ chế tín dụng
    3.2. Mục tiêu các giải pháp.
    3.3. Những giải pháp đối với Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam
    3.3.1. Hoàn thiện chế độ nghiệp vụ cho vay
    3.3.1.1. Bổ sung các cam kết trong hợp đồng tín dụng mẫu
    3.3.1.2. Đa dạng hoá các loại tài sản làm đảm bảo tiền vay
    3.3.1.3. Xây dựng chế độ nghiệp vụ cho vay riêng cho các đối tượng khách hàng (doanh nghiệp, tư nhân, tổng công ty .)
    3.3.2. Đào tạo cán bộ và sử dụng chuyên gia tín dụng
    Chuyên môn hoá sâu hơn trong bố trí cán bộ:
    3.3.3. Bổ sung bộ phận chức năng đánh giá nợ, thu hồi nợ:
    3.3.4. Nâng cấp hệ thống thông tin:
    3.3.5. Xây dựng chiến lược nghiệp vụ cho vay:
    3.3.5.1. Phân tích kinh tế và môi trường kinh tế, môi trường pháp lý:
    3.3.5.2. Xây dựng tiêu chuẩn khách hàng để cho vay:
    3.3.6. Một số biện pháp cụ thể về cơ chế - chính sách:
    3.3.6.1. Cần tiếp tục làm tốt việc phân loại và tích cực xử lý nợ theo các nguyên nhân:
    3.3.6.2. Những giải pháp tạo nguồn bù đắp nợ quá hạn và tăng khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại quốc doanh:
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



    LỜI MỞ ĐẦU
    ---***---
    ​Cũng giống như bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, mục đích chính của ngân hàng là lợi nhuận. Tuy nhiên, ngân hàng là tổ chức đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo ra các tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tàI sản quan trọng.
    Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phảI hoàn trả cả gốc và lãI trong khoảng thời gian xác định. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận. Nói chung, tiền cho vay là loại kém lỏng so với tàI sản khác bởi vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản vay đó mãn hạn. Các khoản tiền vay cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với tàI sản khác, hay nói cách khác đây là khoản mang lại thu nhập lớn nhất cho các Ngân hàng thương mại nhưng phảI đối đầu với rủi ro tín dụng cao .
    Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới và phát triển kinh tế theo hướng thị trường với định hướng Xã hội chủ nghĩa, Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam đã tập trung vốn cho vay theo những mục tiêu kinh tế lớn của đất nước góp phần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đời sống dân chúng được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc, thêm vào đó môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng năng động hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn làm cản trở quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó đòi hỏi phải có các giải pháp tháo gỡ khả thi trong hoạt động cho vay mới có thể đáp ứng đựơc nhu cầu đầu tư của nền kinh tế trong tình hình mới.
    Vì vậy, em đã chọn đề tàI "Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam " để phân tích.
    Đề tài nghiên cứu về tổ chức và thực hiện nghiệp vụ cho vay trong hệ thống ngân hàng, phát hiện những kết quả, tồn tại và nguyên nhân trong cấp tín dụng tại Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam thời gian qua từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ cho vay.
    Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tàI là phân tích thực trạng hoạt động nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua.
    Nội dung của đề tài:
    - Hệ thống hoá và làm rõ các khái niệm, nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng thương mại
    - Đánh giá tổng quát và phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ cho vay tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam hơn 15 năm qua, từ đó rút ra những ưu điểm và tồn tại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay.
    - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ cho vay đảm bảo hiệu quả cao nhất, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
    Kết cấu của đề tài:
    - Tên đề tàI "Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam".
    - Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tàI gồm ba chương:
    Chương thứ nhất: Nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam .
    Chương thứ hai: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    Chương thứ ba: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    Danh mục tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...