Luận Văn Hoàn thiện môi trường kinh tế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện môi trường kinh tế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO








    Tóm tắt. Môi trường kinh tế bao gồm các điều kiện kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế, các quy định của chính phủ và hạ tầng kinh tế làm cơ sở cho hoạt động kinh tế quốc gia. Hoàn thiện môi trường kinh tế là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã không ngừng cố gắng rà soát, hài hòa hóa các cam kết trong các lĩnh vực, hoàn thiện môi trường pháp lý, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, cải cách hành chính, xây dựng và củng cố thể chế kinh tế thị trường. Nói cách khác, môi trường kinh tế của Việt Nam đang không ngừng được hoàn thiện theo các yêu cầu hội nhập WTO. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh tế ở Việt Nam hiện nay còn chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập, còn nhiều thách thức về thể chế pháp luật, chính sách kinh tế, quản lý hành chính, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế đặt ra cần nỗ lực vượt qua.







    1. Nội dung hoàn thiện môi trường kinh tế


    Mục đích của WTO là thúc đẩy tự do thương mại nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao mức sống của người dân. WTO đưa ra hệ thống luật lệ để điều tiết thị trường thế giới, trước hết là với các nước thành viên. Các nước muốn gia nhập WTO bắt buộc phải thực hiện cải cách thể chế kinh tế theo định hướng thị trường, hoàn thiện dần môi trường kinh tế theo các nguyên tắc của WTO.
    Những nguyên tắc của do WTO là những chuẩn mực của một nền kinh tế thị trường hiện đại, quy định những nội dung cần thiết mà việc hoàn thiện môi trường kinh tế của các nước cần phải thực hiện trong quá trình hội nhập vào sân







    chơi thương mại toàn cầu. Có thể khái quát một số nội dung cơ bản của việc hoàn thiện môi trường kinh tế trong hội nhập WTO như sau:
    Một là, hoàn thiện hệ thống luật pháp để tạo ra môi trường pháp lý phù hợp với các quy định của WTO và luật pháp quốc tế, tránh được những tranh chấp không cần thiết trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
    Hai là, thực hiện tự do hóa thương mại theo lộ trình đã cam kết. WTO yêu cầu các thành viên cam kết cắt giảm và từng bước bãi bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Theo WTO, một chế độ thương mại tự do sẽ làm gia tăng cạnh tranh, khuyến khích khả năng sáng tạo, đồng thời có thể hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường.
    Ba là, minh bạch hóa các thủ tục hành chính và các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thương mại. WTO nhấn mạnh đến






    tính rõ ràng, cụ thể, dễ dự đoán của chính sách để giúp các doanh nghiệp nắm được và thực hiện đầu tư. Minh bạch hóa bao gồm ba yếu tố cơ bản sau: (1) Công bố rộng rãi cho công chúng về hệ thống luật pháp, các quy định, thể chế và những chính sách có liên quan; (2) Thông báo cho các bên liên quan luật lệ, quy định và những thay đổi của chúng; (3) Đảm bảo rằng các luật lệ và quy định này được thực thi một cách đồng bộ, công bằng và hợp lý.
    Bốn là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. WTO khuyến khích các nước, nhất là các nước đang phát triển cải cách thể chế kinh tế theo hướng thị trường hiện đại. WTO nhấn mạnh đến việc xây dựng năm loại thể chế hỗ trợ thị trường: thể chế sở hữu, thể chế quản lý, thể chế ổn định kinh tế vĩ mô, thể chế bảo hiểm xã hội và thể chế quản lý xung đột. Theo WTO, tất cả các nền kinh tế thị trường chỉ hoạt động có hiệu quả nếu xây dựng và vận hành đồng bộ các thể chế nêu trên.




    2. Thành tựu của việc hoàn thiện môi trường kinh tế ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập WTO




    2.1. Hệ thống luật pháp từng bước được cải thiện


    Trong quá trình hội nhập WTO, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho việc hội nhập. Trước hết là, phải kể đến Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 - văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
    Năm 1991, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát

    triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Phá sản, Luật Môi trường, Luật Lao động và hàng trăm văn bản pháp lệnh, nghị định của Chính phủ đã được ban hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...