Tài liệu Hoàn thiện mô hình tổng thể bộ máy nhà nước đáp ứng nhu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện mô hình tổng thể bộ máy nhà nước đáp ứng nhu cầu của nhà


    nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa




    1. Những yêu cầu đổi mới đối với bộ máy nhà nước




    Qua 25 năm đổi mới, bộ máy nhà nước được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp 1992 đã có nhiều đổi mới cả trên phương diện cấu trúc tổ chức bộ máy và phương diện hoạt động thực tiễn. Những đổi mới, dù được thực hiện qua những giải pháp mang tính tình thế và chưa thật đồng bộ, nhưng đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước, làm cho tổ chức và hoạt động của từng cấu trúc bộ máy từ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp đến chính quyền địa phương từng bước đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. Những đổi mới này đã có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập được bộ máy nhà nước đủ sức để tiến hành các cải cách kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, vừa tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội cần thiết cho sự thủ tiêu cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, vừa tạo môi trường mới cho sự xuất hiện và phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Thực tiễn 25 năm đổi mới cho thấy, vai trò của Nhà nước mà biểu hiệu cụ thể là vai trò của bộ máy nhà nước trong việc thủ tiêu cơ chế kinh tế cũ, tạo lập các nền tảng cho một nền kinh tế mới đã cơ bản hoàn thành.


    Đất nước đã và đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với các cơ hội mới, thời cơ mới, thách thức mới. Nhà nước đang đứng trước nhiều nhiệm vụ mới, cần được giải quyết bởi vai trò mới, hình thức và phương thức hoạt động mới. Trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay và cả trong tương lai, sự đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lại đang được đặt ra như một tất yếu khách quan.

    Những yêu cầu tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước ở một phạm vi toàn diện hơn, đồng bộ cần được nhận diện trên những nội dung sau:




    1.1. Bộ máy nhà nước cần được đổi mới để xử lý tốt hơn, hiệu quả hơn mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam


    Sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đòi hỏi bộ máy nhà nước phải có đủ năng lực để xây dựng được một hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của thị trường, tổ chức thực thi luật pháp vì lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vì lợi ích của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong một môi trường cạnh tranh, công bằng và minh bạch. Như vậy, để phát triển bền vững một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công tác xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và bảo vệ pháp luật đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.


    Tính chất, trình độ phát triển mới của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật với một chất lượng mới, hiệu quả mới, thật sự tạo dựng được một môi trường pháp lý cho “quyền tự do” kinh doanh, một môi trường vừa ổn định, vừa thông thoáng và minh bạch cho sự vận hành của các quan hệ kinh tế, đảm bảo sự quản lý kinh tế thật sự theo luật pháp và bằng pháp luật, loại bỏ sự can thiệp hành chính vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có được hệ thống pháp luật đủ khả năng và hiệu lực điều chỉnh các quan hệ kinh tế, cần thiết phải cơ cấu lại thẩm quyền và trách nhiệm xây dựng luật giữa các thiết chế quyền lực, giữa Quốc hội với Chính phủ, giữa Quốc hội với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và giữa các cơ cấu của bản thân cơ quan lập pháp. Sự cơ cấu lại chức năng, thẩm quyền giữa các cấu trúc quyền lực dĩ nhiên kéo theo nhu cầu cơ cấu lại mô hình tổ chức bộ máy nhà nước tương ứng.

    - Trong lĩnh vực hành pháp, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các phương diện từ cải cách thể chế hành chính (mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính) cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách tài chính công đến xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức chuyên nghiệp.


    Mục tiêu của cải cách này đều phải hướng tới một nền hành chính dân chủ, hiệu quả, năng động và minh bạch, hoạt động vì mục tiêu phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vì lợi ích của mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu.


    Trong lĩnh vực tư pháp, nền kinh tế thị trường đòi hỏi một chế độ tài phán tư pháp dân chủ, khách quan và có hiệu lực trong việc bảo vệ các lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, xử lý đúng đắn các xung đột, tranh chấp kinh tế theo đúng quy định pháp luật, làm cho thị trường luôn ổn định, công bằng và có trật tự.


    Tất cả các yêu cầu đó đang đặt ra nhu cầu tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, nhằm xây dựng và vận hành một bộ máy vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa kiểm soát được các quá trình kinh tế, vừa hỗ trợ thị trường, vừa ngăn ngừa được các nguy cơ của thị trường theo đúng phương châm vì mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được Đảng ta xác định.




    1.2. Tính chất và trình độ phát triển của dân chủ XHCN trong bối cảnh phát triển mới của đất nước và thế giới đòi hỏi phải hoàn thiện bộ máy nhà nước để thật sự là “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Hiến pháp 1946), đảm bảo nguyên tắc “toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” (Hiến pháp 1992)


    Sự trưởng thành về nhận thức và năng lực thực hành dân chủ của các tầng lớp nhân dân qua 25 năm đổi mới đã và đang đưa nền dân chủ XHCN làm một bước phát triển mới từ bản chất, nội dung đến hình thức và phương thức thực hành dân

    chủ. Đại hội Đảng lần thứ X của Đảng đã xác định dân chủ là một trong tám điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta1. Trong phương châm phát triển của đất nước, “dân chủ” được xem là một bổ sung quan trọng trong cách diễn đạt mới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, nền dân chủ XHCN đang đòi hỏi phải có những nhận thức mới, cách tổ chức thực hiện mới, sao cho mỗi người dân thực sự là một chủ thể tích cực trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
    hội. Sự phát triển của nền dân chủ XHCN đang đặt ra trước bộ máy nhà nước


    nhiều yêu cầu đổi mới.




    Trước hết, phải đổi mới nhận thức mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...